Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

cong dung cua cay nhau va bai thuoc 1 Công dụng của cây Nhàu và bài thuốc
Cây Nhàu
Tên khác: Cây ngao, Nhầu núi, cây Giầu.
Tên khoa học: Morinda citrifolia L., họ Cà phê (Rubiaceae).
Mô tả cây NhàuCây thuốc thuộc loại cây gỗ, hoàn toàn nhẵn. Lá hình bầu dục rộng, ít khi bầu dục thuôn, có góc ở gốc, có mũi nhọn ngắn, nhọn hoặc tù ở chóp, dài 12-30cm, rộng 6-15cm, bóng loáng, dạng màng. Hoa trắng, hợp thành đầu, đường kính 2-4cm. Quả nạc, gồm nhiều quả mọng nhỏ, màu vàng lục nhạt, bóng, dính với nhau, chứa mỗi cái 2 hạch có 1 hạt. Hạt có phôi nhũ cứng.
Thành phần hoá học của cây nhàu: Anthranoid: morindon, morindin, morindadiol, soranjidiol, acid rubichloric, alizarin a-methyl ether và rubiadin 1-methyl ether.
Công dụng của cây nhàu:
- Quả nhàu: Ăn với muối dễ tiêu, nhuận tràng làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen, thũng, đau gân, đái đường. Nướng chín ăn để chữa lỵ. Ăn ngày 1-3 quả. Vì mùi hăng, nồng và cay nên khó ăn được nhiều.
- Rễ nhàu: Ngoài công dụng nhuộm màu đỏ quần áo vải lụa, người Việt Nam đào về thái nhỏ, sao vàng ngâm rượu uống chữa nhức mỏi, đau lưng (có khi dung quả nhàu non, thái mỏng, sao khô thay rễ).
- Lá nhàu: Giã nát đắp chữa mụn nhọt, mau lên da non. Sắc uống chữa đi lỵ, chữa sốt và làm thuốc bổ, lá nhàu còn dùng nấu canh lươn ăn bổ.
- Vỏ cây nhàu: Nấu nước cho phụ nữ sau khi sanh uống bổ máu.
Bài thuốc từ cây Nhàu:
- Chữa huyết áp cao: rễ nhàu 30-40g/ngày, sắc uống thay nước chè, sau 2 tuần là có kết quả, sau đó giảm bớt liều, uống liên tục 2,3 tháng.
- Nhức mỏi tay chân, đau lưng: quả nhàu non thái mỏng sao khô, 300g ngâm trong 2 lít rượu 30-40 độ sau 2 tuần, uống ngày 2 lần, lần 1 ly con 30-40ml.
- Chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt: lá nhàu tươi 3-6 lá tươi rửa sạch nấu với 500ml nước còn 200ml chia 2 lần uống/ngày. Uống liên tục 2-5 ngày.
cong dung cua dau tam va bai thuoc 1 Công dụng của Dâu Tằm và bài thuốc
Dâu Tằm
Tên khác: Là cây thốc có nhiều tên gọi như Tang , Mạy môn (dân tộc Thổ); Dâu cang (dân tộc Mèo); Nằn phong (Dao); Tầm tang.
Tên khoa học: Morus alba L., họ Dâu tằm (Moraceae).
Mô tả: Cây gỗ, cao2-3 m. Lá mọc so le, hình bầu dục, nguyên hoặc chia 3 thùy, có lá kèm, đầu lá nhọn hoặc hơi tù. Phía cuống hơi tròn hoặc hơi bằng, mép có răng cưa to. Từ cuống lá tỏa ra 3 gân rõ rệt. Hoa đực mọc thành bông, có lá đài, 4 nhị (có khi 3). Hoa cái cũng mọc thành bông hay thành khối hình cầu, có 4 lá đài. Quả mọc trong các lá đài, màu đỏ, sau đen sẫm, ăn được, còn dùng làm thuốc hoặc ngâm rượu để uống, mùi thơm, vị chua ngọt.
Bộ phận dùng: Vỏ rễ (Tang bạch bì – Cortex Mori). Lá (Tang diệp – Folium Mori). Cành (Tang chi – Ramulus Mori). Quả (Tang thầm – Fructus Mori). Tầm gửi trên cây Dâu (Tang ký sinh – Ramulus Loranthi). Tổ bọ ngựa trên cây Dâu (Tang phiêu tiêu – Ootheca Mantidis).
Thành phần hoá học: Acid hữu cơ, tanin, pectin, flavonoid, chlorophyl, flavonoid, coumarin, acid amin, tanin, cellulose, tanin, flavonoid, tang thầm: Anthocyan (sắc tố màu đỏ của quả chín), đường (glucose, fructose), vitamin B1, C, tanin, protit và acid hữu cơ.
Công dụng của từng bộ phận cây dâu tằm:
- Lá Dâu (Tang diệp) có tác dụng tán phong, thanh nhiệt, lương huyết, sáng mắt. Người ta nhận thấy lá Dâu có tác dụng trị liệu đái đường lại ức chế trực khuẩn thương hàn, tụ cầu khuẩn.
- Vỏ rễ Dâu (Tang bạch bì) đã cạo sạch lớp vỏ ngoài, phơi hay sấy khô, có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi thuỷ, chỉ khái, hạ suyễn, tiêu sưng.
- Cành Dâu non (Tang chi) đã phơi hay sấy khô có tác dụng trừ phong, lợi các khớp, thông kinh lạc, tiêu viêm, hạ nhiệt, giảm đau.
- Quả Dâu (Tang thầm) có tác dụng dưỡng huyết, bổ gan thận, trừ phong.
- Tầm gửi cây Dâu (Tang ký sinh) có tác dụng mạnh gân cốt, lợi huyết mạch, hạ hồng cầu, an thai, xuống sữa, lợi tiểu. – Tổ bọ ngựa cây Dâu (Tang phiêu tiêu) có tác dụng ích thận, cố tinh, lợi tiểu.
Công dụng của từng bộ phận của cây dâu tằm:
- Vỏ rễ dâu: chữa ho, ho ra máu, phù thũng, đi tiểu ít. Ngày dùng 4 – 12g, dạng thuốc sắc.
- Lá dâu: chữa cảm mạo, ho, họng đau, nhức đầu, mắt đỏ, chảy nước mắt, phát ban, huyết áp cao, mồ hôi trộm. Ngày dùng 4 – 12g, dạng thuốc sắc.
- Cành dâu non: chữa tê thấp, chân tay co quắp. Ngày dùng 20 – 40g, dạng thuốc sắc.
- Quả dâu: chữa bệnh tiểu đường, lao hạch, mắt mờ, ù tai, thiếu máu. Nước quả Dâu cô thành cao. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g. Liều dùng từ 12 – 20g.
- Tầm gửi trên cây dâu: Trị các chứng phong thấp, tê bại, đau lưng, mỏi gối. Trị động thai, đau bụng. Ngày dùng 12-20g.
- Tổ bọ ngựa trên cây dâu: Chữa hư lao, đổ mồ hôi trộm, di tinh, bạch đới, đái đục, đi đái không nín được (tẩm rượu sao, uống ngày 8g với nước chín). Trẻ em nổi mụn có mủ (đốt tồn tính, tán bột, hoà với dầu để bôi).
Bài thuốc từ cây dâu tằm:
- Ra mồ hôi trộm ở trẻ em, ra mồ hôi ở bàn tay người lớn: Lá Dâu non nấu canh với tôm, tép hoặc dùng lá dâu bánh tẻ 12g, Cúc hoa, Liên kiều, Hạnh nhân đều 12g, Bạc hà, Cam thảo đều 4g, Cát cánh 8g, Lô căn 20g, sắc uống.
- Dự phòng cảm cúm: Lá Dâu 12g, Cúc hoa 12g, Thảo quyết minh 8g sắc uống.
- Mắt đau, viêm màng kết mạc cấp tính: Lá Dâu nấu nước xông vào mắt; lá Dâu bánh tẻ, rửa sạch, giã nát đắp, có thể làm tan huyết khi đau mắt đỏ sung huyết.
- Huyết áp cao: Lá Dâu và hạt Ích mẫu nấu nước ngâm chân buổi tối 30-40 phút trước khi đi ngủ.
- Viêm khớp sưng phù, chân tay tê bại, cước khí, đầu ngón tay đau nhức, ngứa đỏ về mùa đông đợt lạnh nhiều: Cành Dâu, Kê huyết đằng, Uy linh tiên, mỗi vị 12g, sắc nước uống.
- Ho, hen suyễn: Vỏ rễ 20-40g sắc uống. Có thể thêm Địa cốt bì và Cam thảo.
- Khó tiêu, chân tay phù nề: Vỏ rễ Dâu sắc uống hoặc phối hợp với vỏ Gừng, vỏ Quít, vỏ quả Cam, Phục linh sắc uống.
- Chữa thiếu máu, da xanh người gầy khô héo, mất ngủ, đầu choáng, chóng mặt; dùng quả Dâu chế xirô hay ngâm rượu hoặc dùng quả Dâu thêm Câu Kỷ tử, Hà thủ ô đỏ, nhân hạt táo, mỗi vị 10g, sắc uống.
- Trừ phong thấp, mạnh gân cốt, can thận yếu dẫn tới đau lưng mỏi gối: Tầm gửi cây Dâu, phối hợp với Cẩu tích, Ngưu tất, sắc nước uống.
- Bổ huyết, an thai khi bị động thai ra máu: Tầm gửi thêm rễ Gai, Tục đoạn sắc nước uống.
- Di mộng tinh, hoạt tinh: 10 tổ Bọ ngựa sao cháy nghiền bột, thêm đường, uống trước khi đi ngủ, uống 3 ngày. Có thể thêm Long cốt, nghiền bột mịn, ngày 2 lần, trong 3 ngày.
- Đái dắt, đái nhạt: Tổ Bọ ngựa Dâu cùng với quả Kim anh, nướng cháy, tán mịn, uống với rượu lúc đói.
- Thuốc bổ: Sâu Dâu thêm nước cơm hấp chín, ăn tất cả.
du du va cong dung 1 Đu Đủ và bài thuốc
Đu Đủ
Đu đủ là loại trái cây và là cây thuốc hay đứng đầu trong danh mục những trái cây có lợi cho sức khoẻ bởi đu đủ không chỉ là một thực phẩm dinh dưỡng giàu vitamin, mà còn là vị thuốc tốt giúp cơ thể phòng chống được nhiều bệnh thường gặp.
Công năng: Trong đông y, đu đủ có tên mộc qua, tính hàn, vị ngọt, thanh nhiệt, bổ tỳ. Đu đủ ăn vào mùa nào cũng tốt cho sức khoẻ. Mùa xuân, hè ăn đu đủ có tác dụng thanh tâm nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Mùa thu – đông, ăn đu đủ có tác dụng nhuận táo, ôn bổ, tỳ vị, dưỡng can, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm.
Thành phần dinh dưỡng: Theo nghiên cứu của các chuyên gia, cứ trong 100g quả đu đủ có 74-80mg vitamin C và 500-1.250 IU caroten, vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm.
Công dụng:
-Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Đặc biệt
- Vitamin C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống ôxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư, vô hiệu hóa những chất có hại cho làn da, tránh da nhăn sớm, chống lại những độc tố và giữ cho da khỏe mạnh; tăng sức đề kháng cho cơ thể và là một trong những vũ khí đắc lực chống lại căn bệnh viêm túi mật xuất hiện nhiều ở phụ nữ.
- Đu đủ xanh dùng để điều chế thuốc chữa lệch khớp xương hoặc thuốc tiêm giảm đau do các dây thần kinh gây nên.
- Đu đủ chín rất mềm, có vị ngọt, không chứa độc tố, lành tính nên thích hợp cho người già, trẻ em và những người đang trong giai đoạn dưỡng bệnh.
- Nhựa và hạt đu đủ xanh được sắc làm thuốc chống các loại ký sinh trùng đường ruột như giun, sán, chữa hen phế quản trẻ em và kích thích chức năng hoạt động của gan, mật. Rễ cây đu đủ sắc lấy nước uống chữa chứng tiểu rắt, buốt…
Bài thuốc: Phụ nữ có thai không nên ăn đu đủ xanh vì dễ gây sẩy thai.
- Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, ăn liên tục 3-5 ngày.
- Chứng ít ngủ, hay hồi hộp: Đu đủ chín, chuối, củ cà rốt mỗi thứ 100g; xay trong nước dừa non. Thêm mật ong cho đủ ngọt, uống cách ngày.
- Làm lành các vết loét trên da: Trộn nước đu đủ chín với một chút bơ sau đó bôi lên vết loét. Cách làm này có tác dụng làm se bề mặt và nhanh chóng làm liền vết thương.
- Trị ho do phế hư: Đu đủ xanh 100g, đường phèn 20g hầm ăn, ngày ăn 2 lần vào trưa và tối, ăn trong 3-5 ngày.
- Chứng tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ xanh 30g, khoai mài 15g, sơn tra 6g, các thứ rửa sạch đem nấu cháo ăn trong ngày.
- Tạo sữa cho bà mẹ đang nuôi con bú: Một quả đu đủ non hầm với một cái móng giò, ăn vào các bữa ăn hàng ngày.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

rau ngot va bai thuoc 1 Rau ngót và bài thuốc
Cây rau ngót
Tên khác:Cây Rau ngót là cây thuốc quý gần gũi với mọi gia đình hay còn gọi là Bồ ngót, Bù ngót, tên khoa học là Sauropus androgynus (L) Merr, họ Thầu dầu Euphorbiaceae.
Miêu tả: Cây nhỏ nhẵn, có thể cao tới 1,5 – 2m. Vỏ thân cây màu xanh lục sau màu nâu nhạt. Lá mọc so le, dài 4 – 6m, rộng 15 – 30mm, cuống ngắn, phiến lá hình bầu dục, mép nguyên. Hoa đực mọc ở kẽ lá thành xim đơn ở phía dưới, hoa cái ở trên. Quả nang hình cầu, hạt có vân nhỏ. Trong rau ngót có 5,3% protit, 3,4% gluxit, 2,4% tro trong đó chủ yếu là Canxi, Photpho, Vitamin C. Rau ngót có nhiều axit amin cần thiết.
Ở nước ta, Rau ngót mọc hoang và được trồng khắp nơi để lấy lá nấu canh, lấy rễ, lá làm thuốc. Rau ngót ăn lành và mát, Rau ngót nấu suông hoặc nấu với thịt nạc là món ăn rất phổ biến nhất là vào thời tiết nắng nóng mùa hè.
Công dụng: Theo Đông y, lá và rễ Rau ngót có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Khi làm thuốc nên chọn những cây rau ngót từ hai năm tuổi trở lên. Hái lá tươi về dùng ngay.
Bài thuốc:
- Trẻ bị tưa lưỡi: Lá Rau ngót 5 – 10g giã nát, lọc lấy nước sau đó lấy bông gòn thấm vào nước rau ngót vừa lọc rồi bôi vào lưỡi. Chỉ cần làm 2 – 3 lần là lưỡi trẻ sạch, khỏi bị tưa.
- Trẻ bị dị ứng, đái dầm: Lá Rau ngót 40g rửa sạch, giã nát cho nước đun sôi để nguội vào quấy đều gạn lấy nước uống làm hai lần, mỗi lần cách nhau 10 phút.
- Trẻ bị đổ mồ hôi trộm, biếng ăn, táo bón: Rau ngót 30g, rau Bầu đất 30g. Hai loại trên rửa sạch, nấu với bầu dục lợn làm canh cho trẻ em ăn cơm.
- Khi trẻ bị sốt nóng thân nhiệt tăng, dân gian: thường dùng lá Rau ngót rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước cho trẻ uống, bã đắp vào thóp sẽ có công hiệu.
- Rau ngót còn chữa ban sởi, ho, đái rắt, tiêu độc. Ngày dùng 20 – 40g lá tươi sắc uống.
- Rễ cây rau Rau ngót còn có tác dụng lợi tiểu thông huyết, kích thích tử cung co bóp: Rễ tươi 20 – 40g rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống trong ngày.
- Rau ngót kết hợp với một số loại khác chữa đau mắt đỏ hoặc mắt bị nhức: Lá rau ngót 50g, Rễ cỏ xước 30g, Lá dâu 30g, Lá tre 30g, Rau má 30g, Lá chanh 10g. Tất cả dùng tươi, sắc đặc, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
- Rau ngót còn có tác dụng chữa sót rau (rau thai): Lá rau ngót 40g rửa sạch giã nát, thêm một ít nước đã đun sôi để nguội vào. Vắt lấy chừng 100ml nước, chia hai lần uống mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15 đến 20 phút rau sẽ ra.
- Với phụ nữ mới sinh con nên ăn canh Rau ngót vì Rau ngót có tác dụng thanh nhiệt lương huyết.

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Cay sa va bai thuoc 1 400x311 Cây sả và bài thuốc
Cây Sả
Miêu tả: Cây sả là một cây thuốc quý còn gọi là cỏ sả, lá sả, hương mao. Là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi. Thân rễ trắng hay hơi tím. Lá hẹp, dài giống như lá lúa, mép hơi nháp. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt. Cây sả được trồng khắp nơi ở nước ta, nhân dân trồng cây sả quanh nhà ngoài vườn, xung quanh nhà vệ sinh để xua đuổi ruồi, muỗi, dĩn, bọ chét vừa làm sạch môi trường, vừa có tác dụng phòng bệnh. Ngoài ra, tinh dầu sả còn khử mùi hôi trong công tác vệ sinh. Ngoài được dùng làm rau ăn, gia vị (nhân dân thường dùng ăn sống hoặc tẩm ướp cho thơm các món ăn) cây sả còn là vị thuốc chữa bệnh rất hữu hiệu. Bộ phận dùng làm thuốc là lá, rễ sả dùng tươi, phơi hay sấy khô.
Theo Đông y, sả có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm để chữa đầy bụng, đái rắt, chân phù nề, chữa ho do cảm cúm…
Bài thuốc chữa bệnh:
Lá sả: (Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh).
Trị chứng đầy bụng:
Lá sả, vỏ bưởi, hồi hương, trạch tả, mộc thông, cỏ bấc, mỗi vị 10g; quế 5g; bồ hóng, diêm tiêu, mỗi vị 2g; xạ hương 0,05g. Tất cả sắc cách thủy với 200ml nước trong 15 – 30 phút, chia uống làm hai lần trong ngày. Nên uống sau bữa ăn trưa và tối. Uống trong 2 ngày. Lưu ý: Trong quá trình điều trị không nên đồ nếp và muối mặn.
Thuốc xông giải cảm:
Lá sả, lá bưởi, lá chanh, cúc tần, hương nhu hoặc lá bạch đàn (có thể thêm tía tô, bạc hà, kinh giới), mỗi thứ 50g, cho vào nồi, đậy kín, đun sôi trong 5-10 phút. Lấy ra, mở vung, trùm chăn xông hơi cho ra mồ hôi, lau khô, rồi uống một bát nước thuốc, đắp chăn, nằm nghỉ.
Chữa phù nề chân, đái rắt:
Lá sả 100g, rễ cỏ xước, rễ cỏ tranh hoặc bông mã đề, mỗi thứ 50g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng 3 – 4 ngày.
Làm sạch gàu, trơn tóc:
Lá sả, hương nhu, lá bưởi…, mỗi vị 30g, rửa sạch đun với nước, để ấm gội đầu. Mỗi tuần nên gội 2 lần. Nước gội đầu có vị sả không những làm thơm tóc, sạch gầu mà còn tránh những bệnh về tóc và da đầu.
Rễ sả:
(Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với vị thuốc khác).
Chữa tiêu chảy do lạnh bụng: Rễ sả 10g; củ gấu, vỏ rụt, mỗi vị 8g; vỏ quýt, hậu phác, mỗi vị 6g tất cả đem sắc với 3 bát nước còn 1 bát, uống khi thuốc còn ấm nên uống vào buổi sáng. Dùng trong 2 ngày. Hoặc rễ sả 10g, búp ổi 8g, củ riềng già 8g, thái nhỏ, sao qua, sắc với 200ml nước còn lại 50ml, uống sau bữa ăn.
Chữa ho do cảm cúm: Rễ sả, trần bì, sinh khương, tô tử, mỗi vị 200g, tất cả giã nát, ngâm với rượu 40 độ (200ml rượu); bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, sao khô 400g; mạch môn bỏ lõi 200g; tang bạch bì tẩm mật, sao vàng 200g, 3 vị thuốc này đem sắc cô đặc lại thành 250ml cao lỏng. Trộn lẫn cao lỏng và rượu ngâm thuốc. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 5-10ml. Uống trong 3 ngày.
Gà ác còn được gọi là ô kê (gà đen), ô cốt kê (gà xương đen), dược kê (gà thuốc), hắc cước kê (gà chân chì), gà ngũ trảo (chân có 5 ngón), tên khoa học là Gallus domesti – cus Brisson. Đây là loại gà cỡ nhỏ đặc biệt và là bài thuốc chữa bệnh hay, lông trắng, hoa mơ, đen và trắng. Đặc điểm nổi bật nhất là xương đen, thịt đen, phủ tạng đen và da ngăm đen. Thịt gà ác thơm, ngon hơn thịt gà thường và rất giàu dinh dưỡng. Thịt gà ác giúp phòng chống mệt mỏi, tăng cường khả năng chịu đựng của cơ thể. Theo nghiên cứu hiện đại, thịt gà ác ít mỡ, rất giàu đạm và có chừng 18 loại acid amin, nhiều vitamin như A, B1, B2, N12, E, PP… và các nguyên tố vi lượng như K, Na, Ca, Fe, Mg, Mn, Cu… Hàm lượng chất sắt (giúp bổ máu) trong thịt gà ác rất cao, chiếm 7,9%, trong khi gà ri chỉ có 3,9%.
ga tiem thuoc bac va cong dung 1 400x300 Gà tiềm thuốc bắc và công dụng
Trong y học cổ truyền, thịt gà ác được dùng với tên thuốc là Ô kê nhục. Ô kê nhục có vị ngọt, mặn, mùi thơm, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ dương cao, ích khí huyết, giảm đau, đặc trị các bệnh về phổi, thận, mồ hôi trộm, đau lưng, đái tháo, di tinh, hoạt tinh, kết lỵ lâu ngày, nóng trong xương, chân tay yếu mỏi, thiếu máu, rất tốt cho người tạng yếu, người già, người mới ốm khỏi hoặc đang dưỡng bệnh, phụ nữ sau khi sinh. Y học cổ truyền còn cho rằng gà ác rất bổ và tốt cho phổi, thận. Đặc biệt, thịt gà ác là loại thịt không gây phong ngứa như các loại gà khác, lại có khả năng giúp mau lành xương. Phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh, người già yếu, kém ăn, trẻ em còi xương, người vừa bệnh một thời gian dài… nên ăn các món gà ác (gà 4 – 5 tuần tuổi) tiềm thuốc bắc, gà ác hầm nhân sâm hoặc tiềm với nấm linh chi. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là gà ác rất giàu chất đạm, nên người lớn mỗi tuần chỉ nên ăn 2 lần, mỗi lần 1 con (mỗi con 200g), trẻ em 1 tuần ăn 1 lần (mỗi lần nửa con).
Nhóm gà thịt đen, xương đen, thường được sử dụng như là thuốc bồi bổ cơ thể, chữa bệnh suy nhược, kích thích tình dục mạnh. Lượng cholesteron thấp trong khi acid linoleic cao nên có giá trị làm thuốc, đặc biệt trong chữa trị bệnh tim mạch.
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, gà ác có công dụng bổ can thận, ích khí huyết, còn được dùng để chữa các chứng bệnh hư nhược, tiểu đường, đi tả lâu ngày do tỳ hư, chán ăn, khí hư, di tinh, hoạt tinh, ra mồ hôi trộn, kinh nguyệt không đều…
Để nâng cao công dụng của gà ác, người xưa thường phối hợp với một số vị thuốc như: Nhân sâm, kỷ tử, thục địa, táo tàu; hoặc tam thất, đông trùng hạ thảo, linh chi… tuỳ theo từng mục đích bồi bổ để chế biến thành những món ăn – bài thuốc dễ dùng.
Bài thuốc và công dụng.
1. Thịt gà ác 50g, kỷ tử 10g, gừng tươi vài lát. Thịt gà rửa sạch, hầm cùng kỷ tử và gừng tươi cho thật nhừ, chế thêm gia vị ăn nóng. Công dụng: Thường dùng cho những trường hợp đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, đau lưng do can thận âm hư.
Công dụng tuyệt vời của gà ác – 1
Gà ác có rất nhiều công dụng chữa bệnh. (Ảnh minh họa)
2. Gà ác 1 con, đương quy 10g, thục địa 10g, bạch thược 10g, tri mẫu 10g, địa cốt bì 10g. Tất cả đem hầm cách thuỷ cho chín rồi ăn. Công dụng: Bổ huyết điều kinh, thường dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không đều.
3. Gà ác trống 1 con, tam thất 5g, rượu vang và gia vị vừa đủ. Tam thất thái phiến, cho vào trong bụng gà cùng với một chút rượu và gia vị; hầm cách thủ cho đến chín rồi ăn. Công dụng: Bổ khí huyết, cường gân cốt, thường dùng cho những người bị gãy xương.
4. Gà ác 1 con, hạt sen trắng 15g, khiếm thực 15g, gạo nếp 150g. Nấu thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Thường dùng cho những nam giới bị di tinh, phụ nữ khí hư có màu đục.
5. Gà ác 1 con, hoàng kỳ 100g. Hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Bổ huyết, điều kinh, thường dùng cho phụ nữ thống kinh, trước kì kinh 3 ngày nên dùng liên tục trong 5 ngày.
6. Gà ác 1 con, ngải cứu 20g, hoàng tửu 30ml. Hấp cách thủy, ăn nóng. Công dụng: Thường dùng cho những trường hợp tử cung xuất huyết. Những người bị rối loạn kinh nguyệt, máu nóng không được dùng.
Các bài thuốc bổ khí dưỡng huyết (dùng cho mọi lứa tuổi):
1. Gà ác tẩm mật ong, nướng qua rồi sấy khô giòn, tán bột rây mịn (ô kê tán), làm viêm (ô kê hoàn) hoặc ngâm rượu (ô kê tửu) để uống hằng ngày.
2. Gà ác 0,5kg, hạt sen 50g, đương quy 20g, hoài sơn 20g (củ mài). Cách chế biến: Bóp chết gà (không cắt tiết) làm sạch, bỏ ruột, phổi, để lại tim, gan, cật và mề (đã làm sạch). Các dược liệu thái nhỏ cho vào bụng gà, thêm ít muối, khâu lại. Ninh cho thật nhừ. Để nguội, thêm gia vị cho vừa khẩu vị, rồi ăn cái, uống nước 2 – 3 lần trong một ngày.
3. Gà ác 100g, đông trùng hạ thảo 10g, hoài sơn 30g. Cách chế biến: Thịt gà ác rửa sạch, chặt miếng, cho vào nồi hầm cùng với đông trùng hạ thảo và hoài sơn cho thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Bổ tinh khí, cường gân cốt, chuyên dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, gầy còm, ốm yếu.
4. Thịt gà ác 50g, kỷ tử 10g, gừng tươi vài lát. Cách chế biến: Thịt gà rửa sạch, chặt miếng, cho vào nồi hầm cùng kỷ tử và gừng tươi cho thật nhừ, chế biến thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: Bổ can thận, ích tinh huyết, thường dùng cho những trường hợp đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, đau lưng do can thận âm hư.
5. Gà ác trống 1 con, nhân sâm, hoàng kỳ, đương quy, thục địa, bạch thược, ngũ vị tử, bạch truật, bạch linh, xuyên khung, sài hồ, tiền hồ, hoàng liên, hoàng bá, tri mẫu, bối mẫu, sinh địa mỗi thứ đều 15g. Cách chế biến: Gà làm sạch, chặt miếng. Các vị thuốc rửa sạch, cho vào trong bụng gà rồi đem hầm thật nhừ. Lấy gà và các vị thuốc ra, sấy khô, tán thành bột mịn, dùng nước cốt hầm và một ít bột mì trộn đều với bột thuốc và vê thành những viên hoàn nặng chừng 10g. Đem sấy khô, đựng trong lọ kín để dùng dần, mỗi ngày uống 1 viên với nước cơm hoặc nước đun sôi để nguội. Công dụng: Bổ khí ích tỳ, tư âm thanh nhiệt, thường dùng cho nhữn người bị bệnh lâu ngày, có biểu hiện của chứng can thận âm hư như có cảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay bàn chân nóng, ngực bụng buồn bực không yên, vã mồ hôi trộn, lưng đau gối mỏi, môi khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ… Hoặc gà ác rửa sạch bằng rượu trắng, đồ chín với hạt đậu đen đã ngâm nước một đêm, ăn hết trong ngày.
Người dân ở An Giang dùng bài thuốc gia truyền dưới dạng thức ăn – vị thuốc để bồi dưỡng cho trẻ em còi cọc thể hư nhiệt như sau: Thịt gà ác 100g nấu với lá dâu non 20g và gạo nếp 10g thành cháo, cho trẻ ăn làm 3 lần trong ngày.
Ngoài ra, dân gian còn dùng thịt gà ác tẩm mật ong, nướng qua rồi đem sấy khô giòn, tán thành bột mịn hoặc làm thành viên hay ngâm với rượu uống để bồi bổ sức khoẻ. Có nơi còn dùng xương gà ác nấu thành cao, gọi là tinh gà đen, uống để chữa chứng hư nhược, chán ăn, mệt mỏi, đau lưng, mất ngủ, yếu sinh lí, băng đới… Mật gà ác còn được dùng để chữa bệnh ho cho trẻ em.