Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

cong dung cua me den va bai thuoc 1 Công dụng của Mè Đen và bài thuốc
Mè Đen
Tên khác của Mè Đen: Vừng đen, mè. Đông y gọi là Chi ma, Hồ ma, Hồ ma nhânVị thuốc Vừng đen là tên gọi ở miền Bắc, miền Nam gọi là mè, tên khoa học là Sesamum indicum; Đông y gọi là Chi ma, Hồ ma, Hồ ma nhân, du tử miêu, cự thắng tử, bắc chi ma.
Công dụng của Mè Đen: Bổ gan, thận, nhuận ngũ tạng, làm đen tóc, bổ dưỡng cường tráng. Chủ yếu dùng cho gan, thận yếu, tay chân yếu cứng nhắc, hư phong, mắt mờ, yếu sau khi ốm dậy, tuổi già ho hen, thiếu sữa, thần kinh suy nhược, sớm bạc tóc, huyết áp cao, bệnh mỡ bọc tim.
Bài thuốc từ Mè Đen:
- Gan, thận yếu, mắt mờ, da mờ, táo bón: Lá dâu tằm (phơi sương bỏ cuống, phơi khô), vừng đen (rang) lượng bằng nhau. Xay thành bột, luyện với mật ong làm viên hoàn. Ngày ăn hai lần. Mỗi lần 6-9g. Có thể ăn lâu dài.
- Người đẻ thiếu sữa: Vừng đen rang chín giã nhỏ, cho thêm tí muối; Hoặc vừng đen 250g rang chín giã, nấu chân giò lợn nhừ mà ăn với vừng. Ngày ba lần, mỗi lần 16g.
- Trĩ sưng đau: Vừng đen đun kỹ đem rửa chỗ đau.
- Bị côn trùng cắn: Vừng đen xay nhỏ đắp ngoài.
- Trẻ con đầu bị chốc: Vừng đen sống xay thành cao đắp vào chỗ đau. Vừng trắng có thể dùng chữa được.
- Nhuận phế giải phiền, trơn ruột thông tiện: a/ vừng trắng 60-90g đun thành canh, cho thêm mật ong vừa lượng mà ăn; b/ vừng, táo tàu mỗi loại 60g, hạnh nhân 15g, ngâm nước sau đánh nhuyễn đun chín cho thêm đường mà ăn.
- Dạ dày tiết nhiều chất chua: Vừng đen đủ lượng rang lên nhấm ăn.
- Lao phổi: Vừng, nhân hạt óc chó mỗi thứ 250g cùng giã nát cho thêm mật ong khoảng 250g, đánh đều làm viên. Mỗi viên khoảng 9g. Mỗi ngày ba lần. Mỗi lần một viên.
- Tuổi già ho hen: Vừng 250g (rang), gừng sống 125g (ép lấy nước bỏ bã), dỉ đường, mật ong 125g (trộn đều nhau). Trộn vừng và nước gừng với nhau đánh đều, đem nấu một lần nữa. Sau khi nguội, trộn với dỉ đường và mật ong cho đều, bỏ vào lọ dùng dần. Ngày hai lần, mỗi lần một thìa canh. Uống với nước sôi vào sáng và tối.
- Trẻ con biếng ăn: Vừng rang, nhị sửu rang mỗi thứ 30g, giã bột trộn cơm cho trẻ ăn. Trẻ một tuổi mỗi lần 1,5g. Cứ lớn hơn một tuổi thì thêm 1g.
- Đầu sớm bạc, tóc khô: Vừng, hà thủ ô (đã chế biến) lượng làm bằng nhau cùng xay thành bột, thêm mật ong vừa đủ quấy đều làm hoàn. Mỗi viên 6g. Ngày ba lần, mỗi lần một viên. Ăn sau khi ăn cơm. Dùng liền mấy ngày.
- Yếu sau khi ốm dậy, táo bón đau bụng chân tay yếu: Vừng đen rửa sạch, sẩy sạch, hong khô, rang chín, giã nhỏ, cho thêm mật ong đủ lượng quấy đều. Ngày ăn hai lần. Mỗi lần 10g. Dùng liên tục.
- Bí đại tiện: Vừng 150g, ruột quả óc chó 100g, đun chín đánh nhuyễn mà ăn, ngày một lần.
- Đi ngoài ra máu: Vừng, đường đỏ lượng bằng nhau. Rửa sạch vừng phơi khô rang vàng cho vào đường trộn đều. Ăn tùy thích.
- Chống suy lão: Vừng (rang), bột phục linh, lượng bằng nhau. Dỉ đường vừa đủ, đun cho chảy ra, cho vừng và bột phục linh đánh đều, làm thành cục nhỏ. Mỗi cục 30-40g. Sau khi ăn sáng thì ăn một miếng. Có thể sao vàng vừng lên, giã thành bột cho phục linh và đường vào, luyện với mật ong. Mỗi lần dùng 20-30g.
- Ho khan: Vừng đen 120g, đường trắng 30g, rang lẫn để ăn.
- Viêm khí quản mạn tính: vừng 100g, gừng sống 50g cùng giã nát, vắt lấy nước. Uống đều.
- Huyết áp cao: Vừng đen, đậu xanh với lượng bằng nhau. Đem rang, nghiền bột. Mỗi ngày hai lần, mỗi lần 50g. Uống với nước.
- Động mạch bị cứng, bệnh tim bị bọc mỡ: Vừng vàng, táo tầu có lượng bằng nhau. Đem vừng rang, giã nhỏ. Táo chín bóc bỏ vỏ và hạt. Đánh nhuyễn trộn với vừng thành viên hoàn. Mỗi ngày hai lần. Mỗi lần 6g, ăn liên tục.

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

cong dung cua rau ram va bai thuoc 1 Công dụng của rau Răm và bài thuốc
Rau Răm
Công dụng của rau Răm: Rau răm là một loại dược liệu quý có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, tiêu thực, kích thích tiêu hóa, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt, trị co gân (chuột rút), chữa dạ dày lạnh, đầy hơi, đau bụng, kém ăn, tiêu chảy. Rau này còn dùng chữa sốt, làm thuốc lợi tiểu, chống nôn, chữa bệnh ngoài da (hắc lào, sâu quảng), rắn cắn. Nhờ có vị cay, tính ấm, tiêu thực, kích thích tiêu hóa nên rau răm thường được dùng ăn cùng trứng vịt lộn, thịt bò, thịt gà, cháo trai, hến để giúp ngon miệng, làm ấm tì vị.
Những điều cần chú ý về rau Răm: Ăn rau răm nhiều sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu tình dục. Phụ nữ những ngày có kinh nguyệt không nên ăn rau răm vì dễ bị rong huyết. Rau răm không độc nhưng nếu dùng thường xuyên với số lượng nhiều sẽ làm giảm tình dục cả ở đàn ông lẫn đàn bà, phụ nữ có thể trở nên vô kinh. Do vậy, người tu hành thường sử dụng rau răm để tránh những cơn bốc dương.
Bài thuốc từ rau Răm:
- Mùa hè say nắng: Giã rau răm tươi, vắt cốt đun sôi uống.
- Chữa kém ăn: Rau răm dùng theo gia vị hoặc sử dụng cả cây 10-20 g sắc uống sau bữa ăn.
- Chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước: Lấy nước ép rau răm tươi thân đỏ 25-30 ml/lần/ngày, uống 2 lần.
- Chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng: Rau răm toàn cây ngâm rượu. Lấy rượu đó bôi hoặc giã nát xát, còn bã đắp rồi băng lại.
- Chữa bỗng dưng đau tim không chịu nổi: Dùng rễ rau răm 50 g sắc rồi chế thêm một chén rượu vào uống, mỗi lần 1 chén.
- Chữa tê bại, vết thương bầm tím sưng đau: Rau răm tươi giã nát trộn với long não hoặc dầu long não, xoa hoặc băng vào các nơi tê đau.
- Chữa rắn cắn: Rau răm dùng tươi cả cây nhai nuốt (hoặc giã nát vắt lấy nước cốt uống), lấy lá đắp vào vết thương. Có thể lấy 20 ngọn rau răm tươi giã nát, vắt nước uống, bã đắp vết cắn.
cong dung cua ngai cuu va bai thuoc 1 Công dụng của Ngải Cứu và bài thuốc
Ngải Cứu
Tên khác của cây Ngải Cứu: Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, tên khoa học là Artemisia vulgaris L. thuộc họ cúc.
Miêu tả cây Ngải cứu: Cây ngải cứu là cây thuốc thuộc một cỏ sống lâu năm, cao 0,04 – 1,5m, lá mọc so le, rộng, không có cuống (những lá phía dưới cây thường có cuống), lá xẻ nhiều kiểu, từ lối xẻ lông chim đến lôi xẻ từng thùy theo đường gân. Mặt trên lá tương đối nhẵn, màu xanh lục, mặt dưới màu tro trắng do có rất nhiều lông nhỏ. Trắng, khi khô lá mặt trên hơi xám nâu, nhưng mặt dưới vẫn trắng. Hoa mọc thành chùm, xim, rất nhiều đầu trạng. Vò nát có mùi thơm hắc. Cụm hoa hình đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt, mọc tập trung thành từng chùm kép ở đầu cành. Quả bế nhỏ, không có túm lông. Mùa hoa tháng 10 – 11.
Thành phần hóa học của Ngải Cứu: Lá ngải cứu chứa tinh dầu (trong đó chủ yếu là Cineol, a – thuyon). Ngoài ra còn có tanin, một ít adeni, cholin. Cả cây chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là cineol, α-thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachyl alcol, adenin, cholin.
Công dụng của cây Ngải Cứu: Ngải cứu có tính ôn, hơi cay, dùng điều trị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, động thai, thổ huyết.
Bài thuốc hay từ cây Ngải Cứu: Cấm kị Không nên dùng dài ngày. Người nhiệt âm hư không dùng, người cao huyết áp do âm hư hoả vượng, không có hàn thấp, thai sản bình thường không dùng.
- Đau đầu: Lá ngải cứu non, tươi 150g, trứng gà 2 quả. Cách làm: Lá ngải cứu rửa sạch để ráo thái nhỏ. Cho trứng vào đánh tan cùng với lá ngải cứu đã thái nhỏ, thêm gia vị đem rán với dầu ăn. Ngày làm 1 lần vào buổi sáng hoặc tối. Ăn khi còn nóng. Dùng liên tục trong 7-10 ngày. Hoặc mỗi tháng nên ăn trong 10 ngày có công hiệu giúp lưu thông máu lên não. Bài thuốc này dễ làm và có hiệu quả tốt để trị chứng đau đầu.
- Mụn ở mặt: Dùng lá non làm mặt nạ 20 phút sau đó rửa sạch. Dùng toàn thân thì sắc lấy nước cho vào bồn tắm, chữa rôm sảy, mẩn ngứa, mỏi mệt.
- Mụn trứng cá: Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục sẽ cho bạn làn da mịn màng và trắng hồng.
- Đau họng: giã ngải cứu lấy nước cốt uống từ từ, ít một, bã với ít dấm đắp bên ngoài cổ, phía trước.
- Ngã tức ngực, ngất xỉu: Lấy ngay ngải cứu tươi giã nhuyễn lấy nước hoà cùng một lít rượu để uống, bã xoa đắp ngoài.
- Đau bụng do lạnh: lá ngải cứu tươi, hơ nóng chườm bụng. Ngày làm 2-3 lần.
- Đau lưng lấy lá ngải cứu xào dấm đặt lên giường, lót lá chuối hoặc nilon nằm ngửa đặt lưng lên ngải cứu. Hoặc nằm sấp, đắp chườm ngải cứu lên vùng thắt lưng.
- Đau lưng do gai cột sống: Ngải cứu tươi 250g, dấm gạo 150ml, miếng vải mỏng, mềm. Ngải cứu rửa sạch, giã nát. Dấm đun cho nóng. Dùng mảnh vải gói ngải cứu giã nát trộn với dấm đã đun nóng đem xoa dọc theo xương sống chừng 15 phút, trong quá trình xoa, nên hâm nóng thuốc thường xuyên. Nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi liệu trình điều trị trong 15 ngày. Và thực hiện liên tục từ 3 – 5 tháng.
- Đau chân: 1 nắm muối, 1 nắm lá ngải, nấu lên, đổ vào thùng, ngâm ngập tới gần đầu gối. Vài lần sẽ bớt đau, đi lại dễ dàng.
- Điều kinh: Một tuần lễ trước dự kỳ có kinh, uống mỗi ngày từ 6 đến 12g (tối đa 20g), sắc với nước hay hãm với nước sôi như hãm chè, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng thuốc bột (5-10g) hay dưới dạng thuốc cao đặc 1-4g. Nếu có thai, thuốc không gây sẩy thai vì không có tác dụng kích thích đối với tử cung có thai.
- Kinh nguyệt kéo dài, máu ra nhiều, người mệt mỏi, đi đứng mệt yếu: hàng tháng đến ngày bắt đầu hành kinh và cả những ngày đang có kinh, uống sáng một lần, chiều một lần theo đơn thuốc sau đây: Lá ngải cứu khô 10g, thêm 200ml nước, còn 100ml, thêm ít đường cho dễ uống.
Có thể cân luôn một lần 20g sắc với 400ml nước, còn 200ml, chia làm 2 lần uống sáng và chiều. Chỉ sau 1-2 ngày thấy kết quả.
- An thai: Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, 50g lá ngải cứu tươi, rửa sạch, giã nát chắt lấy nước uống, nên cho ít đường dễ uống. Ngày uống 1 lần sau khi ăn sáng.
- Những người kiệt sức hay các bà mẹ đang cho con bú: Lấy 5 cành lá ngải cứu tươi (hoặc khô), rửa sạch, băm nhỏ, pha với một ly nước sôi, uống hàng ngày sẽ mau hồi phục sức khỏe.
- Đi lỵ ra máu, thân nhiệt nóng, viêm xoang mũi, chảy máu cam, phụ nữ bị sản hậu, băng huyết: Dùng 200gr lá thuốc cứu sao vàng, nấu trong 250ml nước còn 100ml. Chia làm 2 phần, uống trong ngày. Có thể tán nhuyễn, hãm 50ml nước sôi với 10gr thuốc cứu bột, uống mỗi lúc khát, liên tục 2 ngày.
- Đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương chân tay, các đốt xương cột sống, đau đầu hoa mắt, ghẻ lở do nghiện rượu, ngộ độc rượu lạ: Dùng 300gr thuốc cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong , vắt lấy nước uống trưa, chiều. Liên tục 1-2 tuần.
- Trẻ em bị sốt cao cũng làm như trên nhưng chỉ để xoa khắp mình, trừ đầu mặt không xoa, không uống.
- Trị ngứa, ghẻ lở, rôm sảy ở trẻ con: Với những trẻ nhỏ thường hay bị rôm sảy, xay nát lá ngải cứu, lọc lấy nước cốt rồi hòa vào nước tắm của trẻ. Làm liên tục trong vài ngày, các nốt ngứa sẽ lặn mất.