Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Tết đến, đi đâu cũng gặp tiệc nên rất dễ bị các triệu chứng khó chịu về tiêu hóa.
- Rối loạn tiêu hóa là thường gặp nhất thể hiện bởi nhiều triệu chứng: chậm tiêu, cảm giác ăn mau no, đầy hơi, chướng bụng hoặc có rối loạn về đại tiện (táo bón xen lẫn đi tiêu phân sệt, lỏng không có máu, hoặc tiêu phân sống, lợn cợn thức ăn). Ở đây, chúng ta chỉ nói đến chứng rối loạn tiêu hóa không phải do tổn thương thật sự các cơ quan có chức năng tiêu hóa. Nguyên nhân chính của các triệu chứng trên do việc sử dụng thực phẩm hoặc vì trạng thái lo âu, do tác dụng phụ của một số loại đông dược, tây dược. Nếu các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa cơ năng kéo dài, không được điều trị thích hợp có thể làm người bệnh lo lắng, sức khỏe giảm sút.
Biện pháp hạn chế và phòng ngừa các bệnh liên quan đến tiêu hóa.
- Cần tránh trạng thái lo âu quá mức; hạn chế việc dùng các thức ăn quá béo, nhiều gia vị, ăn quá no không điều độ, không đúng giờ; hạn chế các thức uống chứa độ cồn cao như rượu nặng hoặc uống quá nhiều các loại bia, rượu khai vị, các loại nước ngọt, nước có gas, cà phê, thuốc lá.
Cách trị các triệu chứng khi đã mắc phải vấn đề về rối loạn tiêu hóa.
- Khi có vấn đề về sức khỏe, tốt nhất là nên đến các bệnh viện để được các thầy thuốc thăm khám và phát hiện bệnh sớm để có hướng xử lý đúng. Ngoài ra, trong tủ thuốc gia đình nên có một số thuốc thông thường có thể sử dụng để chữa trị các chứng RLTH như: đầy bụng, chướng bụng có thể sử dụng Air-X, mỗi lần nhai hay ngậm 1 đến 2 viên, ngày không quá 12 viên, có thể phối hợp với Domperidon 0.01g, uống 1 đến 3 viên/ngày ngay trước bữa ăn.
- Tiêu chảy không có sốt thì uống bù nước pha Oresol sau mỗi lần tiêu chảy để tránh mất nước và uống vi khuẩn lactic để lấy lại cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột như Lactomin hay L-Bio…; ngày uống 2 đến 3 lần, mỗi lần 1 gói hay viên. Nếu muốn cầm tiêu chảy nhanh thì uống 2 viên Loperamid, hết tiêu chảy thì ngưng bởi không nên lạm dụng thuốc này.
- Trẻ em bị táo bón thì cũng uống các vi khuẩn lactic như trên, ngày từ 1 đến 6 gói tùy theo đáp ứng. Người lớn bị táo bón thì nên sử dụng chất xơ thiên nhiên như Nutricleanse, ngày từ 1 đến 3 lần, mỗi lần 4 viên tùy theo đáp ứng. Có thể dùng thêm men tiêu hóa từ thực vật như Phyto opti-Zymes, ngày 3 lần, mỗi lần từ 1 đến 2 viên sau bữa ăn, giúp quá trình tiêu hóa các chất đạm, đường, béo nhanh hơn. Các thuốc trên đa số là có nguồn gốc thiên nhiên nên nhìn chung là an toàn; có thể dùng được cho trẻ em, ngoại trừ Loperamid và Nutricleanse
Mụn trên mặt không những khiến cho chị em trở nên xấu xí, mất tự tin mà còn có thể ảnh hưởng đến sự khỏe mạnh của làn da. Nếu chỉ là những mụn cám nhỏ thông thường thì chị em không cần quá lo ngại. Còn trong trường hợp mụn phát triển nặng hơn (mụn mủ, mụn bọc…) thì khả năng gây viêm da, nhiễm trùng da, sưng… rất có thể xảy ra.
Để ngày Tết không bị mụn làm phiền, dưới đây là những nhóm thực phẩm bạn nên tránh ăn để hạn chế tình trạng nổi nhiều mụn trên mặt.
1. Đồ chiên nướng
- Trong những ngày Tết, các món ăn chiên nướng thường phổ biến hơn cả. Thế nhưng, món ăn chiên nướng lại là “thủ phạm” gây ra tình trạng mụn của bạn.
- Đồ chiên nướng thường chứa nhiều dầu mỡ, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ khó có cơ hội được tiêu hóa hết. Sau khi rán, đại bộ phận các thực phẩm đều được bao bọc một lớp dầu mỡ, làm giảm sự tiếp xúc của nó với men anbumin hoặc amylase, gây đầy bụng, khó tiêu.
- Các chất béo không được chuyển hóa và đốt cháy thì sẽ tích tụ lại cơ thể, dồn lại dưới da , gây sức ép đối với các tuyến bã hoạt động dưới da, gây ức chế, bài tiết kém, làm “tắc nghẽn” sự lưu thông của da, dễ gây ra mụn.
2. Đồ ăn ngọt
- Vào ngày Tết, nhà nào cũng có rất nhiều đồ ăn ngọt như sôcôla, kẹo, bánh ngọt, kem, bánh snack, nước có ga, nước ép hoa quả nhiều đường… và tất cả nhóm đồ ăn này đều là tác nhân gây ra mụn.
- Đồ ăn ngọt thường bị cho là có tính nóng, và sinh nhiều năng lượng. Khi ăn nhiều đồ ngọt, hàm lượng đường dư thừa sẽ làm tăng cường hoạt động của tuyến bã nhờn dưới da và khi tiết ra ngoài sẽ làm bịt kín lỗ chân lông, dễ gây nên mụn.
3. Đồ ăn cay
- Đồ ăn cay, chủ yếu là các loại gia vị như tỏi, ớt, hạt tiêu… có tác dụng tăng thêm hương vị cho món ăn. Nhưng nếu ăn nhiều nhóm thực phẩm này sẽ là “mối nguy hiểm” cho làn da của bạn.
- Đồ ăn cay có tính nóng, nếu ăn nhiều sẽ làm tăng sinh chất nhờn trên da, gây bí tắc lỗ chân lông, làm tình trạng mụn tồi tệ thêm.
4. Đồ uống có các chất kích thích (cồn, ga, caffeine.)
- Gặp gỡ bạn bè, người thân trong những ngày Tết là điều khó tránh. Và trong những dịp này, bạn sẽ có nguy cơ uống nhiều đồ uống có chứa chất kích thích hơn hẳn mọi ngày thường. Nhưng dù có vui vẻ đến mấy bạn cũng cần lưu ý một điều là: đồ uống chứa nhiều chất kích thích cũng là nguyên nhân làm tăng mụn trên da mặt.
- Uống cà phê và rượu làm tăng khả năng hoạt động của hóc môn cocti-zon – hormone gây stress, mà stress là một trong những nguyên nhân chính của vấn đề về da, thường gây mụn bọc trên da.
- Uống cà phê khi đói và kết hợp với các đồ ăn ngọt khác vì sẽ càng làm tình trạng mụn trở nên trầm trọng.
Lời khuyên cho bạn: Nếu không thể tránh các loại thực phẩm nói trên thì bạn nên hạn chế tới mức có thể và tăng cường các thực phẩm tốt cho da như cá, thực phẩm giàu chất kẽm như có trong thịt nạc, thịt gà không da, lạc, ngũ cốc nguyên cám, sữa chua, váng sữa, trứng gà, nấm, ngũ cốc, hàu, sò, hến…, ăn nhiều hoa quả và rau xanh.

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Các chị em phụ nữ muốn giữ dìn vóc dáng thì nên tránh những món ăn gây tăng cân nhanh.
1. Bánh chưng
- Một món ăn truyền thống của người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán. Nhiều du khách và bạn bè các nước ví von bánh chưng là hình ảnh tượng trưng cho Tết Việt, thiếu bánh chưng trong mâm cỗ thì ngày Tết xem như chưa trọn vẹn. Vì lẽ này mà dịp Tết đến, nhà nhà thi nhau gói hoặc mua bánh chưng gói sẵn để dùng trong những ngày Tết.
- Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trung bình một cái bánh chưng cỡ lớn chứa hơn 1600 calories, một con số quá lớn cho một bữa ăn trong ngày. Để dung hòa giữa việc giữ gìn không khí Tết cũng như tránh tăng cân, chị em phụ nữ nên chọn các loại bánh chưng nhỏ, ít mỡ và không ăn quá 100g bánh chưng cho mỗi bữa ăn.
2. Thịt kho
- Thịt kho nước dừa là nét văn hóa đặc trưng của người miền Nam trong dịp Tết. Theo truyền thống, các chị em sẽ ngừng việc bếp núc trong ba ngày tết và dùng thức ăn đã chuẩn bị sẵn từ trước, và thịt kho nước dừa là món ăn quen thuộc thường được nhiều người chuẩn bị.
- Món ăn này thường bao gồm thịt, trứng nên lượng calories cho mỗi phần ăn rất lớn. Theo tính toán của các chuyên gia, cứ mỗi phần thịt kho nước dừa khoảng 150g sẽ cung cấp khoảng 220 calories cho cơ thể, chưa kể lượng calories từ cơm trắng ăn kèm. Vì vậy, nếu muốn giữ cân trong ngày Tết, bạn nên hạn chế việc dùng món ăn này.
3. Giò thủ
- Điểm lại các món ăn truyền thống ngày Tết, chúng ta thấy đa số các món đều có thành phần thịt mỡ nhiều, giò thủ cũng không phải là món ăn ngoại lệ. Với thành phần hoàn toàn từ thịt mỡ,đặc biệt là thịt đầu nên mỗi phần giò thủ 100g chứa một lượng calories lên tới hơn 500. Nếu bạn ăn giò thủ hàng ngày trong 1 tuần nghỉ Tết kèm với các món ăn chính khác, trung bình sau khi nghỉ Tết bạn có nguy cơ tăng khoảng 1-1.5kg, chưa kể calo thừa từ các món ăn khác.
4. Các loại mứt Tết
- Cho dù có nguồn gốc hoa quả nhưng đáng lưu ý là các loại mứt tết đều đã qua các công đoạn chế biến làm hoa quả thay đổi giá trị dinh dưỡng rất nhiều. Ví dụ như chanh, tắt, me, cà chua khi chưa chế biến được xem như những món thúc đẩy sự giảm cân nhưng khi làm mứt, một lượng đường rất lớn đã được bổ sung vào các loại hoa quả này. Chính vì vậy các món mứt ngày Tết luôn có lượng calories rất cao do chứa nhiều đường.
5. Bánh tét
- Miền Bắc quen thuộc với bánh chưng, miền Nam lại có thêm một món bánh tét để đón Tết. Cũng làm từ nếp dẻo, được gói lá, có nhân thịt, đậu gần như bánh chưng nên không lạ gì khi bánh tét cũng nằm trong danh sách các món ăn có nguy cơ gây tăng cân trong mùa tết. Trung bình 50g bánh tét chứa từ 150-160 calories.
6. Nước ngọt
- Thật ra không chỉ nước ngọt mà bia hay các loại thức uống đóng lon hấp dẫn mà cả gia đình bạn dùng trong dịp Tết đều tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Phải kể đến đầu tiên là lượng đường trong các sản phẩm này khiến bạn tăng cân nhanh chóng mà lại mau thấy đói. Ngoài ra, các hóa chất dùng để bảo quản sản phẩm có trong các loại nước đóng lon cũng gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe như béo phì, tiểu đường.

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

Tâm lý dễ dãi với bản thân về chuyện ăn uống trong dịp Tết là điều khó tránh, tuy nhiên cần hiểu cơ thể và biết tự kiềm chế để tránh điều không hay xảy ra trong ngày vui.
1. Bệnh nhân viêm thận không nên động tới các thức ăn mặn và giàu protein cao như thịt dê, bò, thỏ, trứng, quả chuối, củ quả muối dưa, nộm, maggi, nước mắm…
2. Bệnh nhân tiểu đường tránh các loại bánh mứt kẹo nhiều đường.
3. Người bị viêm tuyến tụy và túi mật không nên dùng các thức ăn nhiều mỡ như thịt gà, vịt béo, thịt hộp.
4. Bệnh nhân viêm loét dạ dày và hành tá tràng nên tránh xa thức ăn sinh lạnh, khó tiêu và các loại gia vị kích thích mạnh như ớt, hạt tiêu, tỏi. Không nên ăn quýt, nước mơ, nước chanh và các loại rượu. Tuyệt đối tránh chân giò hun khói, lạp xường…
5. Đối với bệnh nhân viêm gan cấp tính cần kiêng bia rượu, đồ ngọt, béo và một số gia vị như gừng, tỏi. Người bị xơ cứng gan nên hạn chế ăn thịt.
6. Bệnh nhân tiêu chảy, kiết lỵ, viêm ruột, kiêng rượu, chuối tiêu, mật ong và các loại thức ăn sinh lạnh và một số loại quả ảnh hưởng đến tiêu hóa như lê, dưa hấu, nhãn, vải…
7. Bệnh nhân suy nhược thần kinh hay mắc bệnh tinh thần nên kiêng các loại trà, cà phê, rượu để tránh ảnh hưởng tới giấc ngủ…
8. Người bị dị ứng, mắc bệnh mề đay, hen suyễn do dị ứng nên kiêng các loại cá tôm, cua nhộng, trứng…
9. Người có công năng tiêu hóa của tì vị kém thì nên ăn ít cá, hoặc cho thêm sơn tra, hoài sơn dược khi chế biến món ăn.
10. Người bệnh lao đang uống thuốc Rimifon thì kiêng cá.
11. Người cao huyết áp, trùng phong có xu hướng tê liệt và thuộc bệnh can dương bố mạnh (với triệu chứng ù tai, đau đầu, chóng mặt, khó ngủ…) không nên ăn các loại cá rán, cá nướng mà chỉ nên luộc.
12. Chú ý một số loại cá kiêng ăn lẫn hoặc gần với thức ăn khác, ví dụ baba kỵ với rau dền; cá chép, lươn kỵ với thịt chó…
13. Khi uống thuốc Đông y có các vị thiên môn, mạch môn, chu sa… không nên ăn cá chép. Nếu ăn thịt baba thì tránh rau bạc hà. Tuyệt đối không ăn thịt chó với tỏi.

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Chứng đầy hơi, khó tiêu
- ThS-BS Lê Thị Tuyết Phượng – phụ trách Khoa Tiêu hóa, BV Nhân Dân 115 cho biết, dịp Tết, lượng bệnh nhân mắc các bệnh về tiêu hóa tăng nhiều so với ngày bình thường. Thường gặp nhất là tình trạng rối loạn tiêu hóa với triệu chứng: đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói, táo bón, tiêu chảy. Trong một số trường hợp, bệnh có thể tự khỏi hoặc chỉ cần điều trị với vài loại thuốc thông thường.
- Đầy hơi, khó tiêu lại là biểu hiện của các bệnh lý rối loạn tiết dịch dạ dày, phá hủy hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm mất cân bằng giữa yếu tố “bảo vệ” và “phá hủy” bên trong dạ dày, dẫn đến viêm dạ dày, loét dạ dày, thậm chí có thể ung thư.
- Với những người có tiền sử đau dạ dày, trong những ngày cận Tết, do căng thẳng, dọn dẹp nhà cửa nên ăn uống không đúng bữa, hoặc ăn nhiều chất kích thích làm tăng tiết axít dạ dày… cũng làm cho bệnh tái phát hoặc nguy cơ xảy ra các biến chứng như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày. Còn ở trẻ nhỏ, mùa này thường gặp nhất là chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Ngộ độc thức ăn.
- Thường gặp vào dịp Tết do ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, không bảo quản tốt, thức ăn chứa nhiều hóa chất độc hại.Tránh bệnh trong mỗi dịp tết nhất – Sức Khỏe – Chăm sóc sức khỏe – Sức khỏe gia đình
Vì vậy, để hạn chế bệnh, trẻ nhỏ cần duy trì chế độ ăn như ngày thường. Thức ăn chỉ nên chế biến đơn giản, không cầu kỳ, không quá nhiều gia vị. Kiểm soát khẩu phần ăn của trẻ để không lạm dụng quá nhiều bánh, kẹo, mứt, nước ngọt.
- Cho trẻ ăn nhiều trái cây, uống đủ nước. Người lớn cần hạn chế ăn nhiều thức ăn chiên xào, nhiều chất béo, không ăn quá nhiều thịt, không uống quá nhiều rượu, bia, các loại nước có gas. Không mua dự trữ quá nhiều thực phẩm, loại bỏ những thực phẩm kém chất lượng, nghi ngờ không đảm bảo vệ sinh, hư hỏng.
- Nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài nhiều ngày không giảm, hoặc có kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng nhiều, nôn ói, nôn ra máu, bụng trướng to… phải đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị chính xác. Với trẻ nhỏ chưa biết nói, nếu không thấy những triệu chứng đặc trưng nhưng thấy trẻ khóc nhiều, bú ít, không muốn ăn cũng cần đưa đi khám để tìm hiểu nguyên nhân – BS Lê Thị Tuyết Phượng khuyến cáo.
Gút: bệnh do ăn nhiều đạm, uống nhiều bia rượu
- BS Hồ Phạm Thục Lan – Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Nhân Dân 115 cho biết, mùa Tết là mùa của bệnh gút.
Nồng độ axít uric trong máu càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Có nhiều nguyên nhân gây tăng axít uric làm thúc đẩy bệnh như thức ăn, bia rượu. Trong đó chất cồn do uống bia, rượu là nguyên nhân quan trọng làm tăng axít này.
- Khi khởi phát, bệnh nhân thường đau nhức khớp ngón chân cái, khớp cổ chân hoặc khớp gối, càng nhức dữ dội hơn lúc nửa đêm; chỗ đau thường sưng tấy, nóng, đỏ. Cắt cơn đau gút không khó, nhưng để không tái phát bệnh và biến chứng thì không dễ. Nếu để cơn gút khởi phát nhiều lần sẽ gây hủy khớp, tàn phế và cần phải phẫu thuật tái tạo khớp.
- Cách tốt nhất để hạn chế cơn gút cấp bột phát là bệnh nhân nên tuân thủ chế độ ăn kiêng. Hầu hết những món ăn ngày Tết thường chứa nhiều chất đạm có hàm lượng purin cao sẽ chuyển hóa thành axít uric, là thành phần chính gây nên bệnh gút. Vì vậy, không nên ăn nhiều đạm từ thịt, cá, hải sản, thay vào đó nên sử dụng đạm từ trứng, sữa, phô mai, đồng thời nên ăn nhiều rau củ quả (hạn chế đậu đỗ và những loại quả chua). Tuyệt đối không ăn phủ tạng động vật (óc, tim, gan, thận…), cá trích…do hàm lượng purin trong các loại thực phẩm này rất cao. Ngoài ra, việc uống bia, rượu nhiều sẽ gây kích hoạt men tổng hợp axít uric. Đảm bảo uống đủ 1,5-2,5 lít nước/ngày, tăng cường uống nước lọc, nước ép trái cây, nhưng nên hạn chế các loại nước giàu vitamin C.
Đau bụng do lạnh thường có một số triệu chứng như bụng lạnh đau kèm theo đầy bụng, ăn uống không tiêu, tiêu chảy, tay chân lạnh,…nhiều trường hợp buồn nôn hoặc nôn.
Bài thuốc trị đau bụng do lạnh
Bài 1: Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục 2 – 3 ngày
Bài 2: Củ riềng 200g, hậu phác 80g, quế 120g, sấy khô. Sắc uống mỗi lần 12g với 200ml nước, còn 50ml uống trong ngày. Dùng trong 3 ngày. Hoặc: Củ riềng 8g, đại táo 5g. Sắc với 300ml còn 100ml, chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Uống 3 – 4 ngày.
Bài 3: Củ sả, lá tía tô, hoắc hương, mỗi thứ 12g; gừng khô 8g (hoặc gừng tươi 12g), nấu với 500ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống ấm trước bữa ăn.
Bài 4: Gừng tươi 50g – 80g rửa sạch, cắt mỏng, sao chín vàng, giã nát, hòa với một cốc nhỏ nước sôi, uống ấm từng ngụm nhỏ. Có thể hòa với một ít mật ong hoặc đường để uống.
Bài 5: Thịt chó 250g, gạo lức 100g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Thịt chó rửa sạch cắt nhỏ, gạo vo sạch, nấu cùng thịt chó. Khi cháo chín cho gia vị vào muối, đun sôi một lúc là được. Ngày ăn 1 lần.
Bài 6: Cá diếc 250g, đậu đỏ 50g, gạo lức 100g, gừng, hành, rượu, muối vừa đủ. Cá rửa sạch cắt miếng, cho vào nồi, cho nước và các gia vị, nấu nhừ lọc lấy nước, bỏ xương. Cho đậu đỏ (đã ngâm nước 4 giờ) và gạo vào, nước vừa đủ, đun nhỏ lửa đến khi gạo nở cho bột ngọt vào là được. Ăn trong ngày.
Bài 7: Hạt tiêu 2g, gừng khô tán bột 3g. Đem hòa với nước cơm nóng để uống vào lúc đói bụng.
Bài 8: Ngải cứu tươi 100g, thịt thăn lợn 100g. Cách làm: Ngải cứu rửa sạch, thịt nạc lợn băm nhỏ, xào qua, cho gia vị vừa đủ, cho khoảng 1 bát nước, đun sôi cho rau ngải cứu vào. Canh sôi khoảng 5 phút bắc ra ăn ngay hoặc có thể dùng làm canh ăn với cơm. Dùng liên tục trong 2 – 3 ngày.
Bài 9: Dùng 3 lá trầu không nhai nuốt nước. Đồng thời lấy 3 – 4 lá trầu hơ nóng cho héo mềm đắp lên rốn, băng giữ lại. Ngày làm 2 – 3 lần.
Người bệnh cần lưu ý, luôn giữ ấm vùng bụng, nhất là khi đi ra ngoài trời, tránh ăn các thức ăn sống, lạnh như nghêu, sò, ốc, hến, rau sống, thức ăn để nguội qua đêm.

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

vTrái Bưởi
Tên khác của Bưởi: Bưởi có danh pháp hai phần: Citrus maxima (Merr., Burm. f.), hay Citrus grandis L., là một loại quả thuộc chi Cam chanh.
Miêu tả cây Bưởi: Bưởi là loài cây to, cao trung bình khoảng 3–4 m ở tuổi trưởng thành, vỏ thân có màu vàng nhạt, ở những kẽ nứt của thân đôi khi có chảy nhựa. Cay than go. Cành có gai dài, nhọn. Lá có gan hinh mang,la hình trứng, dài 11–12 cm, rộng 4,5-5,5 cm, hai đầu tù, nguyên, dai, cuống có dìa cánh to. Hoa thuộc loại hoa kép, đếu, mọc thành chùm 6-10 bông. Quả hình cầu to, vỏ dày, màu sắc tùy theo giống.
Thành phần hóa học của trái Bưởi: bưởi chứa nhiều chất bổ dưỡng như các loại đường trái cây, đạm, béo, acid tannic, beta-caroten và các chất khoáng như phospho, sắt, canxi, kali, magiê, các vitamin B1, B2, C.
Công dụng của trái Bưởi: Cơm bưởi vị ngọt, chua, tính mát, không độc, có tác dụng kiện tỳ, trị ho, giải rượu. Vỏ ngoài chứa tinh dầu (vỏ trong thường dùng làm mứt), vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, giảm đau. Hạt bưởi vị đắng, tính ấm, chứa chất béo, có tác dụng trị đau thoát vị bẹn, sa đì. Lá bưởi vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoạt huyết, tiêu sưng, tiêu viêm.
- Giàu vitamin C: Là thành viên của gia đình họ cam quýt, bưởi cũng là một nguồn bổ sung vitamin C tuyệt vời làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Bưởi còn là một chất chống oxy hoá, vitamin C bảo vệ cơ thể chống lại stress, các bệnh liên quan với hen suyễn và viêm khớp. Stress có thể gây ra một số bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tim và đột quỵ, đồng thời có liên quan đến một số bệnh ung thư như miệng, cổ họng, dạ dày, phổi và đại tràng. Vitamin C cũng giúp bổ sung lượng vitamin E trong cơ thể.
Giảm cholesterol: Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Hoá học nông nghiệp và thực phẩm được thực hiện trên 57 bệnh nhân đã có phẫu thuật tim. Một nhóm người tham gia thêm bưởi đào vào chế độ ăn uống, một nhóm khác thêm bưởi vàng và nhóm thứ ba không thêm bất kỳ một loại bưởi nào. Kết quả cho thấy rằng những người ăn bưởi đào sẽ giảm cholesterol và giảm lượng chất béo của họ. Cả hai loại bưởi đều giảm cholesterol LDL và cholesterol toàn phần một cách đáng kể trong một tháng.
- Ngăn ngừa sỏi thận: Bưởi có một hợp chất gọi là d-limonene ngăn ngừa sự hình thành và làm tan sỏi thận. Một nghiên cứu của tạp chí British Journal of Nutrition tìm thấy rằng phụ nữ uống nửa lít đến một lít nước bưởi mỗi ngày sẽ làm giảm nồng độ pH trong nước tiểu của họ, qua đó làm giảm nguy cơ phát triển sỏi thận. Tuy nhiên, nếu bạn đã được điều trị các vấn đề về thận, nước ép bưởi có thể cản trở hiệu quả của thuốc mà bạn đang xài.
- Phòng chống ung thư: Như đã biết ở trên bưởi rất giàu chất chống oxy hoá như vitamin C, góp phần làm giảm nguy cơ stress có liên quan đến nhiều bệnh ung thư. Đồng thời một nghiên cứu gần đây cho thấy một hợp chất trong quả bưởi được gọi là naringenin có hiệu quả chống lại ung thư tuyến tiền liệt, vì nó giúp sửa chữa hư hỏng DNA trong các tế bào tuyến tiền liệt của con người.Trong những quả bưởi màu đỏ còn có lycopene một chất chống oxy hoá khác. Theo một nghiên cứu khác bưởi còn chứa một chất được gọi là limonoids, giúp ngăn ngừa các khối u bằng cách thúc đẩy một loại enzyme tác động lên gan thúc đẩy trục xuất chất độc ra ngoài cơ thể. Limonoids còn trợ giúp chống lại ung thư miệng, da, phổi, dạ dày. Phần ruột bên trong bưởi có chứa glucarates, một loại phytochemical đã được chứng minh hiệu quả chống lại bệnh ung thư vú. Bản thân bưởi không có chất béo, có chứa một số enzyme đốt cháy chất béo cao. Các nghiên cứu cho thấy chúng góp phần thay đổi nồng độ insulin, do đó ảnh hưởng đến tỉ lệ trao đổi chất cao.
Làm đẹp da: Với lượng vitamin A cao cùng với vitamin C đặc tính chống oxy hoá mạnh mẽ, bưởi giúp duy trì đủ độ ẩm trong da, bảo vệ da khỏi bị khô, bệnh vẩy nến, mụn trứng cá và nếp nhăn.
Bài thuốc từ Bưởi:
- Chữa ho nhiều, đàm khí nghịch: Cơm bưởi 100 g, rượu gạo 15 ml, mật ong 30 ml, chưng cách thủy cho chín nhừ, mỗi ngày ăn 1 lần. Cơm bưởi cắt nhuyễn cho vào bình, ngâm rượu, đậy kín 1 đêm, nấu nhừ, dùng mật ong trộn đều, ngậm nuốt thường xuyên.
- Rối loạn tiêu hóa, thai phụ miệng nhạt, nước dãi trào ngược: Cơm bưởi 60 g, ăn hết một lần, mỗi ngày ăn 3 lần. Nước bưởi, mỗi lần dùng 50 g, ngày 3 lần, dùng liền 5 ngày. Bưởi 5-8 quả ép lấy nước, dùng lửa nấu đặc, thêm 500 g mật ong, 100 g đường phèn, 10 ml nước gừng tươi, cùng nấu thành dạng cao, để nguội, đựng trong lọ. Mỗi lần dùng 15 ml, ngày 2 lần, dùng liền 5 ngày.
- Hôi miệng, giải rượu: Cơm bưởi 100 g, nhai nuốt dần dần. Bưởi 1 quả lấy nước, vỏ quít 10 g, gùng tươi 6 g, thêm đường đen lượng vừa nấu chung, mỗi ngày dùng 1 liều, dùng liền trong 5 ngày.
- Say tàu xe hay rối loạn tiêu hóa, miệng nhạt buồn nôn do cảm: Mứt bưởi 30-60 g, nhai nuốt dần.
- Đau khớp hay té ngã sưng đau: Vỏ bưởi tươi 250 g, gừng tươi 30 g, cùng băm nhuyễn, đắp tại chỗ, mỗi ngày thay 1 lần.
- Dị ứng da hay mẩn ngứa không rõ nguyên nhân: Bưởi da xanh 1 quả, cắt bổ nguyên quả, nấu nước thoa rửa tại chỗ, mỗi ngày làm 3 lần, đồng thời có thể ăn bưởi 60 g, mỗi ngày 3 lần.
- Thoát vị bẹn, sa đì: Hạt bưởi 15 g, băm nhuyễn nấu nước uống, ngày uống 1 lần vào sáng và chiều.
- Bong gân, sưng khớp do lạnh, chấn thương: Lá bưởi không kể liều lượng, nướng chín để nắn, xoa bóp hay nấu nước xông và ngâm tại chỗ.
-Chữa cảm cúm, đau đầu: Lá bưởi tươi nấu với các lá có tinh dầu thơm (lá chanh, lá sả, hương nhu…) để xông.
-Chữa đâu đầu: Dùng 2 lá bưởi, 2 củ hành giã nát, đắp vào 2 bên thái dương, dùng, dùng băng dính cố định.
-Chữa hen suyễn: Vỏ bưởi đào 20g, bách hợp 40g, đường kính trắng 40g. Sắc với nước trong 2 giờ (đun nhỏ lửa), bỏ bã, gạn lấy nước uống nhiều lần trong ngày, uống liên tục 9 ngày liền, nghỉ 2 – 3 ngày xong uống tiếp.
-Chữa đầy bụng, ăn không tiêu: Vỏ bưởi 12g, màng mề gà 10g, sơn trà 10g, sa nhãn 6g. Sắc uống 3 lần trong ngày, mỗi lần uống 50 – 60 ml.
-Chữa vàng da: Vỏ bưởi sao cháy đen, tán thành bột mịn, pha nước để uống 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần uống 5 – 10g.
-Chữa phù thũng: Vỏ bưởi đào, mộc thông, bồ hóng, mỗi thứ 20g, cỏ bấc 8g, diêm tiêu 12g. Sắc uống ngày 2 lần vào lúc đói, 50 – 60 ml một lần.Trước và sau uống nên ăn một khẩu mía.

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

Trời lạnh, trẻ con rất dễ mắc bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, sưng phổi…Để tránh cho bé khỏi những viên thuốc đắng giã họng mà người lớn cũng sợ, các bậc cha mẹ 10 cách để phòng bệnh đường hô hấp ở trẻ.
10 biện pháp phòng bệnh hô hấp cho trẻ nhỏ.
1. Súc miệng nước muối loãng: Nếu bé nhà bạn khoảng 1-3 tuổi, bạn có thể pha nước muối loãng, lấy khăn xô nhúng vào nước rồi lau răng, kẽ răng, lưỡi, lợi cho bé. Nếu bé khoảng 3-5 tuổi, bạn có thể pha nước muối loãng cho bé súc miệng để diệt khuẩn, virut gây bệnh cúm, viêm đường hô hấp và các bệnh răng miệng….vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối sau khi ngủ.
2. Uống nước ấm: Cho trẻ uống nước ấm vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy để cổ họng bé không bị khô rát.
3. Không nên mở rộng ngay cửa sổ, cửa phòng lúc sáng sớm vì gió sáng rất lạnh và vẫn còn độc, có thể thổi vào người bé khiến bé bị ho, viêm họng.
4. Mặc ấm cho bé vào buổi sáng và tối, cần thiết có thể quàng khăn mỏng cho bé.
5. Bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của trẻ thêm rau xanh chứa nhiều vitamin A, C, chất khoáng. Cho trẻ ăn thêm cá, thịt và đặc biệt không thể thiếu sữa mẹ. Bạn có thể cho trẻ uống nhiều nước một ngày để bù nước.
6. Hạn chế cho trẻ ra ngoài khi trời nắng gắt. Nếu có cho trẻ ra ngoài, bạn phải đội mũ kín mặt, kín đầu cho trẻ, mặc áo dài tay trùm cả người bằng chất liệu mát để nắng không chiếu được vào người trẻ. Bạn có thể cởi bớt áo chống nắng khi bé đã vào chỗ râm mát nhưng không cởi quá nhiều, tránh bé bị lạnh đột ngột.
7. Không cho quạt quay trực tiếp vào người, mặt trẻ cả ban ngày lẫn ban đêm.
8. Không cho trẻ uống nước đá, ăn kem vì đó là những thứ dễ gây viêm hong nhất.
9. Không nên cho trẻ đến những chỗ đông người ngột ngạt, có khói thuốc lá.
10. Tiêm phòng vacxin để phòng chống các loại bệnh cho trẻ.
Ngoài những cách phòng bệnh đường hô hấp ở trẻ như trên, bạn cũng cần lựa vào thời gian, cơ thể của bé mà chăm sóc cho hợp lý. Dù thế nào bạn cũng cần lưu ý chăm sóc bé cả thể chất bên trong lẫn bên ngoài .
Bên cạnh những căn bệnh mùa đông phổ biến như cảm lạnh và cúm, chúng ta còn cần phải chú ý đến 5 căn bệnh khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiết trời chuyển lạnh.
Bệnh về tim
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), vào mùa đông, số trường hợp bị bệnh tim thường tăng đột biến. Nguyên nhân là do làm việc quá sức trong môi trường nhiệt độ thấp khiến cho tim bị căng thẳng, đặc biệt là ở những người không quen vận động hoặc có tiền sử bệnh tim.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, AHA khuyên chúng ta nên thường xuyên nghỉ giữa lúc làm việc để tránh khiến cho tim gắng sức. Ngoài ra, không nên ăn quá no trước khi làm việc để tránh gây áp lực cho tim.
Rối loạn cảm xúc theo mùa
Hội chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) là một dạng trầm cảm xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu là từ đầu mùa đông cho đến cuối mùa hè. Các dấu hiệu của SAD bao gồm cảm giác buồn bã, vô vọng, tội lỗi, khó chịu và hay nghĩ đến tự tử. Nguyên nhân của căn bệnh này vẫn chưa được chứng minh nhưng các nhà khoa học cho rằng triệu chứng này có thể liên quan đến việc mất cân bằng các chất trong cơ thể.
Theo Hiệp hội Tâm thần Mỹ, một trong những nhân tố giúp cải thiện tình trạng rối loạn cảm xúc là tắm nắng. Ánh nắng sẽ giúp bạn điều chỉnh chu kì giấc ngủ, gây ảnh hưởng tích cực đến cảm xúc. Bên cạnh đó, những liệu pháp trò chuyện và thuốc chống trầm cảm cũng được khuyên dùng.
Nhiễm độc khí than
Ngộ độc khí than CO là một tình trạng vô cùng phổ biến vào mùa đông. Chất khí không màu không mùi này được tạo ra khi chúng ta đốt lò sưởi ấm, bật bếp nấu ăn hay khởi động xe trong hầm. Triệu chứng của ngộ độc CO bao gồm đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn và chóng mặt. Tuy nhiên, căn bệnh này rất nguy hiểm vì các triệu chứng của nó không hề đặc biệt, khiến người ta dễ nhầm lẫn sang các căn bệnh khác.
Vào mùa đông, bạn nên lắp đặt thiết bị đo lượng CO trong nhà để luôn nhận biết được khi nào thì chất CO vượt quá nồng độ an toàn. Các bác sĩ cũng khuyên bạn không nên sử dụng lò đốt để sưởi ấm trong nhà, đồng thời cũng không nên để bất kì động cơ khí gas nào hoạt động trong thời gian dài.
Tê cóng
Tình trạng tê cóng xảy ra khi da và lớp biểu bì dưới da bị đông cứng lại. Tê cóng thường ảnh hưởng đến các bộ phận thường xuyên tiếp xúc với khí lạnh như mũi, tai, cằm, ngón tay hay ngón chân. Tê cóng có thể hủy hoại lớp da vĩnh viễn, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến hoại tử phải cắt bỏ. Triệu chứng của tê cóng là cảm giác đau đớn và hình thành một vết loang màu trắng. Tuy nhiên, khi sự đau đớn chấm dứt và bạn bắt đầu mất cảm giác, đó là khi tê cóng trở nên nghiêm trọng.
Ngay khi nghi ngờ mình bị tê cóng, bạn cần ra khỏi khu vực lạnh giá ngay lập tức. Bạn không được chà xát vùng tê cóng, cũng như không được áp dụng nhiệt trực tiếp lên vết thương để tránh gây bỏng da. Thay vào đó, đặt khu vực bị tê cóng ngâm vào nước ở nhiệt độ phòng và chờ đến khi da ấm lên.
Hạ thân nhiệt
Hạ thân nhiệt xảy ra khi một người nào đó phải ở trong thời tiết lạnh hoặc nóng trong thời gian dài. Trẻ em và người già là 2 đối tượng dễ mắc phải triệu chứng này. Ngoài ra, những người uống rượu cũng có nguy cơ bị hạ thân nhiệt rất cao. Chỉ một ly rượu cũng có thể phá vỡ khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể.
Khi bị hạ thân nhiệt, người ta thường cảm thấy mệt mỏi, mất phương hướng và lạnh run. Nhưng dần dần họ sẽ không cảm thấy lạnh nữa, da chuyển sang màu xanh xám, đồng tử giãn ra, cuối cùng sẽ mất ý thức.
Các chuyên gia khuyên rằng khi bị hạ thân nhiệt, tốt hơn hết là chúng ta nên đến bác sĩ để điều trị kịp thời. Nếu chỉ là tình trạng nhẹ, chỉ cần ủ ấm lại cơ thể bằng chăn cho đến khi nhiệt độ cơ thể trở về bình thường. Nếu gặp tình trạng nghiêm trọng, có thể bác sĩ sẽ phải dùng đèn và các dung dịch để làm ấm cơ thể.