Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Cây bá bệnh 1 Cây Bá Bệnh
Cây Bá Bệnh
Tên khác: Bá bịnh, Bách bệnh, Mật nhơn, Mật nhân, Lồng bẹt, hay Hậu phác nam, nho nan (Tày), Tongkat ali (Malaysia), Pasak bumi (Indonesia), Longjack (Anh quốc).
Tên khoa học: Eurycoma longifolia jack. thuộc họ Thanh thất (Simaroubaceae).
Mô tả: Bá bệnh là loại cây trung bình, cao khoảng 15m, thường mọc dưới tán lá của những cây lớn. Có lông ở nhiều bộ phận. Lá cây dạng kép không cuống gồm từ 13 – 42 lá nhỏ sánh đôi đối nhau. Mặt lá trên màu xanh. Mặt dưới màu trắng. Cây bá bệnh là loài đơn tính khác gốc (dioecious) nên mỗi cây chỉ trổ hoa đực hoặc hoa cái. Hoa màu đỏ nâu mọc thành chùm, nở vào tháng 3 – 4. Mỗi hoa có 5 – 6 cánh rất nhỏ. Cây kết quả vào tháng 5 – 6. Quả non màu xanh; khi chín đổi sang màu đỏ sẫm. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh ở giữa dài từ 1 – 2cm, ngang 0,5 – 1cm, chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn.
Bộ phận dùng: Lá (Folium Eurycomae longifoliae), thân, vỏ thân (Cotex Eurycomae longifoliae), rễ (Radix Erycomae longifoliae).
Tác dụng của cây bá bệnh:
Do tăng testosterone giúp tăng cường khả năng sinh lý nên sử dụng rất tốt cho người mắc chứng yếu sinh lý và mãn dục sớm.
Giải độc gan, giúp bảo vệ tế bào gan nên sử dụng rất tốt cho người suy gan do rươu bia và người mắc các chứng bệnh về gan.
Hạ đường huyết, giúp phòng tránh các tai biến do tiểu đường gây ra.
Bổ sung năng lượng cho cơ thể, giúp giảm stress, mệt mỏi, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa khối u và phòng chống lão hoá. Ngoài ra rễ cây Mật nhân có tác dụng rất tốt cho người đau lưng nhức mỏi, đau mỏi khớp, thấp khớp, viêm khớp và thoái hóa khớp. Dùng rượu ngâm rễ cây Mật nhân xoa bóp vào các vùng lưng , khớp bị đau hoặc bị sưng do chấn thương thì rất tốt).
Lợi gan mật, tang tiết dịch mật, giúp tiêu hóa tốt, thích hợp với người rối loạn tiêu hóa, viêm đau dạ dày.
Cách dùng: *Không sử dụng cho phụ nữ có thai.
-Sắc nước uống hàng ngày hoặc nâm rượu.
-Chữa sốt, ngộ độc, say rượu: Rễ Bá bệnh 20g sắc uống.
-Chữa chàm ở trẻ em, chữa lở ngứa, ghẻ: Lá Bá bệnh đun nước tắm, rửa sạch chỗ bị chàm rồi giã nát đắp lên.
-Kích thích tiêu hóa, chữa chứng ăn không tiêu: Vỏ thân Bá bệnh 12g, Trần bì 8g, Can khương 4g, Đậu khấu 6g, Xích phục linh 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
-Chữa phụ nữ kinh nguyệt không thông, đau bụng lúc có kinh, nhức mỏi chân tay: Rễ, vỏ thân Bá bệnh 15g, sắc uống ngày 2 lần.
Cây Atiso 1 273x300 Cây Atiso
Cây Atiso
Tên khoa học: Cynara scolymus L., họ Cúc (Asteraceae).
Mô tả: Lá nhăn nheo, dài khoảng 1 – 1,2 m, rộng khoảng 0,5 m hay được chia nhỏ. Phiến lá xẻ thùy sâu hình lông chim, mép thuỳ khía răng cưa to, đỉnh răng cưa thường có gai rất nhỏ, mềm. Mặt trên lá màu nâu hoặc lục, mặt dưới màu xám trắng, lồi nhiều và những rãnh dọc rất nhỏ, song song. Lá có nhiều lông trắng vón vào nhau. Vị hơi mặn chát và hơi đắng.
Thu hái: Cụm hoa chưa nở làm rau ăn vào tháng 12 đến tháng 2. Còn lá cũng được thu hái lúc cây sắp ra hoa hoặc đang có hoa, rọc bỏ sống lá đem phơi khô hay sấy khô.
Bộ phận dùng:
- Lá (Folium Cynarae scolymi)
- Hoa (Flos Cynarae scolym
Phân bố: Cây được trồng ở một số vùng núi nước ta (Đà lạt, Sapa, Tam Đảo).
Thành phần hoá học chính: Cynarin, flavonoid, chất nhầy, pectin…
Công năng: Chống lão hóa, giải độc, hạ mỡ máu, mát gan, lợi tiểu.
Công dụng: Thông tiểu, thông mật, dùng cho người yếu gan, thận, làm hạ cholesterol, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay chè thuốc, cao mềm, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Trên thị trường có chế phẩm cao actiso dưới dạng viên nang và các chế phẩm dạng trà thuốc.
Chế biến: Lá được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc vào cuối mùa hoa, đem phơi hoặc sấy khô ở 50 – 600C. Lá cần được ổn định trước rồi mới bào chế thành dạng thuốc. Có thể dùng hơi nước sôi có áp lực cao để xử lý nhanh thân, lá. Sau đó phơi hoặc sấy khô.

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

HÀ THỦ Ô 1 329x400 HÀ THỦ Ô
Hà thủ ô
Tên khác: Dạ giao đằng
Tên khoa học: Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson = Polygonum multiflorum Thunb.), họ Rau răm (Polygonaceae).
Mô tả: Dây leo, sống nhiều năm. Thân rễ phồng thành củ. Thân quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân có màu xanh tía, nhẵn, có vân. Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến lá hình tim, dài 4 – 8cm, rộng 2,5 – 5cm, đầu nhọn, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, cả hạị mặt đều nhẵn. Bẹ chìa mỏng, màu nâu nhạt, ôm lấy thân. Hoa tự chùm nhiều nhánh. Hoa nhỏ, đường kính 2mm, mọc cách xa nhau ở kẽ những lá bắc ngắn, mỏng. Bao hoa màu trắng, 8 nhụy (trong số đó có 3 nhụy hơi dài hơn). Bầu hoa có 3 cạnh, 3 vòi ngắn rời nhau. Đầu nhụy hình mào gà rủ xuống. Quả 3 góc, nhẵn bóng, đựng trong bao hoa còn lại, 3 bộ phận ngoài của bao hoa phát triển thành cánh rộng, mỏng, nguyên.
Dược liệu: Rễ củ hình tròn, dài, không đều, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi theo chiều dọc, hay chặt thành từng miếng to. Mặt ngoài có những chỗ lồi lõm do các nếp nhăn ăn sâu tạo thành. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng màu nâu sẫm, mô mềm vỏ màu đỏ hồng, có nhiều bột, ở giữa có ít lõi gỗ. Vị chát.
Bộ phận dùng: Rễ củ phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson).
Thành phần hoá học: Thân rễ Hà thủ ô chứa antranoid, trong đó có emodin, chrysophanol, rhein, physcion; protid, tinh bột, lipid, chất vô cơ, các chất tan trong nước, lecitin, rhaponticin (rhapontin, ponticin). 2,3,5,4 tetrahydroxytibene -2-O-b-D-glucoside. Tanin
Công dụng: Bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ can thận, mạnh gân xương, nhuận tràng. Bổ máu, trị thần kinh suy nhược, ngủ kém, sốt rét kinh niên, thiếu máu, đau lưng, mỏi gối, di mộng tinh, bạch đới, đại tiểu tiện ra máu, mẩn ngứa. Uống lâu làm đen râu tóc đối với người bạc tóc sớm, làm tóc đỡ khô và đỡ rụng.
Cách dùng, liều lượng: 12-20g một ngày, dạng thuốc sắc, thuốc bột, rượu bổ. Trước khi dùng phải chế biến, phụ liệu chính là đậu đen.
Bào chế: Uống Hà thủ ô thì kiêng ăn hành, tỏi, cải củ. Đối với người có áp huyết thấp và đường huyết thấp thì kiêng dùng.
Chế Hà thủ ô: Rửa sạch củ, ngâm nước vo gạo 1 ngày 1 đêm, sau đó rửa lại. Đổ nước đậu đen cho ngập (cứ 1 kg Hà thủ ô cần 100 g đậu đen, 2 lít nước, nấu đến khi đậu đen nhừ nát), nấu đến khi gần cạn, cần đảo luôn cho chín đều. Khi củ đã mềm, lấy ra, bỏ lõi (nếu có). Thái hoặc cạo mỏng rồi phơi khô. Nếu còn nước đậu đen thì tẩm phơi cho hết.Nếu đồ, phơi 9 lần (cửu chưng cửu sái) thì càng tốt. Khi đun nên đặt vỉ ở đáy nồi cho khỏi cháy dược liệu.
Bài thuốc:
- Chữa huyết hư máu nóng, tóc khô hay rụng, sớm bạc, và hồi hộp chóng mặt, ù tai, hoa mắt, lưng gối rũ mỏi, khô khát táo bón, dùng Hà thủ ô chế, Sinh địa, Huyền sâm, mỗi vị 20g sắc uống.
- Chữa người già xơ cứng mạch máu, huyết áp cao hoặc nam giới tinh yếu khó có con, dùng Hà thủ ô 20g, Tầm gửi Dâu, Kỷ tử, Ngưu tất đều 16g sắc uống.
- Bổ khí huyết, mạnh gân cốt, Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ với lượng bằng nhau, ngâm nước vo gạo 3 đêm, sao khô tán nhỏ, luyện với mật làm viên to bằng hạt đậu xanh. Uống mỗi ngày 50 viên với rượu vào lúc đói.
- Chữa đái dắt buốt, đái ra máu (Bệnh lao lâm), dùng lá Hà thủ ô, lá Huyết dụ bằng nhau sắc rồi hoà thêm mật vào uống.
- Điều kinh bổ huyết: Hà thủ ô (rễ, lá) 1 rổ lớn, Đậu đen 1/2kg. Hai thứ giã nát, đổ ngập nước, nấu nhừ, lấy vải mỏng lọc nước cốt, nấu thành cao, thêm 1/2 lít mật ong, nấu lại thành cao, để trong thố đậy kín, mỗi lần dùng 1 muỗng canh, dùng được lâu mới công hiệu.

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Cam Thảo Đất 1 300x400 Cam Thảo Đất
Cam Thảo Đất
Tên khác: Dã cam thảo, Cam thảo nam
Tên khoa học: Scoparia dulcis L., họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).
Mô tả: Cây thảo mọc thẳng đứng, cao 30-80cm, có thân nhẵn hoá gỗ ở gốc và rễ to hình trụ. Lá đơn mọc đối hay mọc vòng ba lá một, phiến lá hình mác hay hình trứng có ít răng cưa ở nửa trên, không lông. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc riêng lẻ hay thành từng đôi ở nách lá. Quả nang nhỏ chứa nhiều hạt. Ra hoa quả vào tháng 5-7.
Bộ phận dùng: Toàn cây (Herba Scopariae dulcis)
Thành phần hóa học: Cây chứa một alcaloid và một chất đắng; còn có nhiều acid silicic và một hoạt chất gọi là amellin. Phần cây trên mặt đất chứa một chất dầu sền sệt, mà trong thành phần có dulciol, scopariol, (+) manitol, glucose. Rễ chứa (+) manitol, tanin, alcaloid, một hợp chất triterpen. Vỏ rễ chứa hexcoxinol, b-sitosterol và (+) manitol.
Công dụng:
-kiện tỳ, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu. Thường dùng trị: 1. Cảm cúm, sốt, nóng nhiều, ho khan, ho có đờm; 2. Lỵ trực tràng; 3. Tê phù, phù thũng, giảm niệu. Để tươi chữa ho khan; sao thơm chữa ho đờm và tiêu sưng. Dùng ngoài, ép lấy dịch từ cây tươi trị mụn nhọt, lở ngứa, eczema.
-Nước hãm lá Cam thảo đất dùng làm thuốc súc miệng và ngậm chữa đau răng. Hoạt chất amellin dùng điều trị bệnh đái đường, thiếu máu, albumin niệu, ceton niệu, viêm võng mạc, những biến chứng kèm theo đái đường và làm các vết thương mau lành. -
-Có thể dùng thay Cam thảo để chữa sốt, say sắn, giải độc cơ thể.
Bài thuốc:
- Lỵ trực trùng: Cam thảo đất, Rau má, lá Rau muống, Địa liền, mỗi vị 30g, sắc uống.
- Cảm cúm, nóng ho: Cam thảo đất tươi 30g, Diếp cá 15g, Bạc hà 9g, sắc uống. Có thể phối hợp với Rau má, Cỏ tranh, Sài hồ nam, Mạn kinh, Kim ngân, Kinh giới.
- Mụn nhọt: Cam thảo đất 20 g, kim ngân hoa 20 g, sài đất 20 g. Sắc uống ngày một thang.
- Dị ứng, mề đay: Cam thảo đất 15 g, ké đầu ngựa 20 g, kim ngân hoa 20 g, lá mã đề 10 g. Sắc uống ngày một thang.
- Sốt phát ban: Cam thảo đất 15 g, cỏ nhọ nồi 15 g, sài đất 15 g, củ sắn dây 20 g, lá trắc bá 12 g. Sắc uống ngày một thang.
- Tiểu tiện không lợi: Cam thảo đất 15 g, hạt mã đề 12 g, râu ngô 12 g. Sắc uống ngày một thang.
- Ho: Cam thảo đất 15 g, lá bồng bồng 10 g, vỏ rễ cây dâu 15 g. Sắc uống ngày một thang.
- Lỵ: Cam thảo đất 15 g, lá mơ lông 15 g, cỏ seo gà 20 g. Sắc uống ngày một thang.

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Cây Cứt Lợn 1 400x300 Cây Cứt Lợn
Cây Cứt Lợn
Tên khác: Cây ngũ sắc, Cây ngũ vị, Cỏ hôi
Tên khoa học: Ageratum conyzoides L., họ Cúc (Asteraceae).
Mô tả: Cây thảo mọc hằng năm, cao chừng 25 – 50cm. Lá mọc đối, hình trứng, mép có răng cưa tròn. Toàn thân và lá đều có lông. Hoa nhỏ, màu tím hay xanh trắng, xếp thành đầu; các đầu này lại tập hợp thành ngù. Quả bế có ba sống dọc, màu đen.
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất.
Thành phần hoá học:Tinh dầu 0,16%, hoa có tinh dầu 0,2%, trong tinh dầu hoa và lá đều có Cadinen, Caryophyllen, Geratocromen, Demetoxygeratocromen và một số thành phần khác
Alcaloid, saponin.
Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu, trừ sỏi. Chữa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng, viêm dạ dày, đau bụng, sỏi thận, sỏi bàng quang, hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày. Ngoài ra, cây cứt lợn còn giúp chữa eczema, chốc đầu, viêm xoang mũi, dị ứng cấp, rong huyết sau khi sinh… Dân gian cũng thường dùng cây này nấu với bồ kết để gội đầu.
Bài thuốc: Chú ý, Tránh nhầm với cây Ngũ sắc (Lantana camara L.) và cây Cỏ lào (Eupatorium odoratum L. – cũng được gọi là cây Cứt lợn, Cỏ hôi).
- Chữa viêm xoang mũi dị ứng: cây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông, dùng bông nhét vào lỗ mũi.
- Chữa bệnh phụ nữ (bị rong huyết sau khi sinh nở): 30-50g cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống trong ngày.
- Phối hợp với nước bồ kết để gội đầu.
- Viêm họng: Cây cứt lợn 20 g, kim ngân hoa 20 g, lá giẻ quạt 6 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Viêm đường hô hấp: Cây cứt lợn 20 g, lá bồng bồng 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Sỏi tiết niệu: Cỏ cứt lợn 20 g, kim tiền thảo 16 g, râu ngô 12 g, mã đề 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Phụ nữ đẻ xong chảy máu không ngừng: Cây cứt lợn 30-50 g, vò nát, vắt lấy nước uống liên tục trong 3-4 ngày.
- Eczema, chốc đầu: Cây cứt lợn lượng vừa phải, nấu nước rửa tổn thương, ngày 1-2 lần.
- Viêm xoang: Cây cứt lợn 30 g, kim ngân hoa 20 g, ké đầu ngựa 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày: Cây cứt lợn 20 g, cỏ nhọ nồi, kim nữu khấu, dạ hương ngưu mỗi thứ 30 g, giã nát, thêm nước cây ma phong 15 ml, uống sau bữa ăn 1-2 lần.

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

Cây Chó Đẻ 1 400x223 Cây Chó Đẻ
Cây Chó Đẻ
Tên khác: Diệp hạ châu
Tên khoa học: Phyllanthus urinaria L., họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Mô tả: Cây thảo sống hàng năm hoặc sống dai. Thân cứng màu hồng, lá thuôn hay hình bầu dục ngược, cuống rất ngắn. Lá kèm hình tam giác nhọn. Cụm hoa đực mọc ở nách gần phía ngọn, hoa có cuống rất ngắn hoặc không có, đài 6 hình bầu dục ngược, đĩa mật có 6 tuyến, nhị 3 chỉ nhị rất ngắn, dính nhau ở gốc. Hoa cái mọc đơn độc ở phía dưới các cành, dài 6 hình bầu dục mũi mác, đĩa mật hình vòng phân thùy, các vòi nhụy rất ngắn xẻ đôi thành 2 nhánh uốn cong, bầu hình trứng. Quả nang không có cuống, hạt hình 3 cạnh.Cây mọc hoang ở khắp nơi, trong nước cũng như ở các nơi trong các vùng nhiệt đới.
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất (Herba Phylanthi).
Thành phần hoá học: flavonoid, alcaloid phyllanthin và các hợp chất hypophyllanthin, niranthin, phylteralin.
Công dụng: Thanh can, minh mục, thấm thấp, lợi tiểu. Trẻ con cam tích, phù thủng do viêm thận, nhiễm trùng đường tiểu, sỏi bàng quang, viêm ruột, tiêu chảy, họng sưng đau.
Cách dùng, liều lượng: Lợi tiểu, chữa phù thũng. Chữa đinh râu, mụn nhọt (giã nát với muối để đắp). Chữa viêm gan virut B. Ngày uống 20-40g cây tươi, có thể sao khô, sắc đặc để uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Bài thuốc:
- Chữa suy gan do nghiện rượu, ứ mật: Diệp hạ châu : 10g, Cam thảo đất : 20g Cách dùng : Sắc uống thay nước hàng ngày.
- Chữa viêm gan do virus B: Diệp hạ châu đắng: 100g Nghệ vàng : 5g.
Cách dùng : Sắc nước 3 lần. Lần đầu 3 chén, sắc còn 1 chén. Lần 2 và 3 đổ vào 2 chén nước với 50g đường, sắc còn nửa chén. Chia làm 4 lần, uống trong ngày.
- Chữa nhọt độc sưng đau thì dùng cây chó đẻ một nắm với một ít muối giã nhỏ, chế nước chín vào, vắt lấy nước cốt uống, dùng bã đắp chỗ đau.
- Chữa bị thương làm đứt chảy máu, dùng cây chó đẻ với vôi giã nhỏ, đắp vào vết thương
- Chữa lở loét thối thịt không liền miệng dùng lá cây chó đẻ, lá thồm lồm (với lượng bằng nhau), đinh hương 1 nụ, giã nhỏ đắp
- Chữa bệnh chàm (eczema) mãn tính dùng cây chó đẻ vò, xát nhiều lần vào chỗ bị chàm, làm liên tục hằng ngày sẽ khỏi
- Chữa viêm gan, vàng da, viêm thận đái đỏ, hoặc viêm ruột tiêu chảy, hoặc mắt đau sưng đỏ dùng cây chó đẻ 40g, mã đề 20g, dành dành 12g để sắc uống
- Chữa sốt rét dùng cây chó đẻ 8g, thảo quả, dây hà thủ ô, lá mãng cầu ta tươi, thường sơn, dây gắm mỗi vị 10g, binh lang (hạt cau), ô mai, dây cóc (mỗi vị 4g) đem sắc với 600 ml nước, còn 200 ml, chia uống 2 lần trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ. Nếu không hết cơn, thêm sài hồ 10g.
- Chữa ăn không ngon miệng, đau bụng, sốt, nước tiểu màu sẫm dùng cây chó đẻ 1g, nhọ nồi 2g, xuyên tâm liên 1g. Tất cả các vị thuốc trên phơi khô trong bóng râm và tán bột. Sắc bột thuốc này và uống hết ngay một lúc. Uống mỗi ngày 3 lần (y học dân gian Ấn Độ).
Cây Bình Vôi 1 Cây Bình Vôi
Cây Bình Vôi
Tên khác: Ngải tượng
Tên khoa học: Stephania glabra (Roxb.) Miers) hoặc một số loài Bình vôi khác có chứa L-tetrahydropalmatin, họ Tiết dê (Menispermaceae).
Mô tả: Phần gốc thân phát triển thành củ to, có củ rất to, hình dáng thay đổi tuỳ theo nơi củ phát triển. Vỏ ngoài màu nâu đen, khi cạo vỏ ngoài có màu trắng xám. Hoặc đã thái thành miếng to, nhỏ không đều, có màu trắng xám, vị đắng.
Bộ phận dùng: Phần gốc thân phình thành củ của cây Bình vôi (Stephania glabra (Roxb.) Miers) hoặc một số loài Bình vôi khác có chứa L-tetrahydropalmatin, họ Tiết dê (Menispermaceae).
Thành phần hóa học: nhiều alcaloid (1%), trong đó quan trọng nhất là L-tetrahydropalmatin và roemerin
Công dụng: An thần, tuyên phế
- Y học cổ truyền: Làm thuốc trấn kinh, an thần, chữa mất ngủ, sốt nóng, nhức đầu, khó thở, chữa đau dạ dày.
- Y học hiện đại: Dùng toàn cây, cao hoặc alcaloid bào chế thành dạng thuốc thích hợp để làm thuốc an thần.
Bài thuốc: Ngày dùng 3-6g bột củ hoặc 10-15ml rượu thuốc 10%.
Hạt cau 1 400x300 Hạt cau
Hạt cau
Tên khác: Binh Lang
Tên khoa học: (Areca catechu L.), họ Cau (Arecaceae).
Mô tả: Cây cau là một cây sống lâu năm, thân mọc thẳng, cao độ 15 – 20m, đường kính 10 – 15cm, thân tròn, không chia cành, không có lá, có nhiều đốt do vết lá cũ rụng, chỉ ở ngọn mới có một chùm lá to, rộng, xẻ lông chim. Lá có bẹ to. Hoa tự mọc thành buồng, ngoài có mo bao bọc, hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Hoa đực nhỏ màu trắng ngà, thơm mát. Quả hạch, hình trứng, to gần bằng quả trứng gà, lúc đầu xanh, vỏ bóng nhẵn, khi già biến thành màu vàng đỏ. Quả bì có sợi, hạt có nội nhũ xếp cuốn. Hạt hơi hình nón cụt, đầu tròn, giữa đáy hơi lõm, màu nâu nhạt, vị chát.
Bộ phận dùng: Vị thuốc là hạt già phơi hay sấy khô của cây Cau (Areca catechu L.), họ Cau (Arecaceae).
Thành phần hoá học: Trong hạt cau có tanin, tỷ lệ trong hạt non độ 70% nhưng khi chín chỉ còn 15 – 20%. Hoạt chất chính là 4 alcaloid (tỉ lệ độ 0,4%) chủ yếu là arecolin C8H13NO2, arecaidin C17H11NO2, guvacin C6H9NO2 guvacolin C17H11NO2 Ngoài ra còn có mỡ béo (14%) các đường (2%), muối vô cơ và một sắc tố đỏ.
Công dụng: Hạ khí, hành thuỷ, tiêu hoá, sát trùng (phá tích). Chữa sán, giúp tiêu hoá, chữa viêm ruột, lỵ, ngực bụng chướng đau, thuỷ thũng, sốt rét, cước khí sưng đau.
Bài thuốc: Người khí hư hạ hãm không tích trệ, trẻ em và phụ nữ có thai không được dùng hạt cau. Kỵ lửa.
- Trị sốt rét: Ngày 4 – 6g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, để trị sán thường phối hợp với hạt Bí ngô phối hợp với Thường sơn.
- Thuốc trị sán: do xét nghiệm thấy nước sắc hạt Cau có tác dụng làm tê liệt sán nhưng chỉ mạnh đối với đầu con sán (trái lại hạt Bí rợ có tác dụng chủ yếu làm tê khúc đuôi) cho nên có bài thuốc sau đây: Sáng lúc bụng đói ăn 40 – 100g hạt bí rợ (bỏ vỏ). Hai giờ sau uống nước sắc hạt Cau (trẻ em trên 10 tuổi 30g, phụ nữ 50 – 60g, người lớn 80g, cho liều hạt cau trên đây đun với 300 ml nước. Đun cho cạn còn 250 ml. Nhỏ dung dịch gelatin 2,5% vào cho đến khi kết tủa (để loại chất chát). Gạn lọc, đun cạn cho còn 150 – 200ml). Nửa giờ sau khi uống hạt cau, uống một liều thuốc tẩy (Magie sunfat 30g). Nằm nghỉ, đợi thật buồn đi ngoài, ỉa vào một chậu nước ấm, nhúng cả mông vào.
Cao huyết áp là bệnh thường hay gặp ở người cao tuổi, bệnh ít có biểu hiện lâm sàng nên nhiều người bệnh thường không biết mình bị cao huyết áp.Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị đột ngột biến chứng gây tàn phế và dễ dẫn tới tử vong.
Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều món ăn có thể giúp đề phòng được bệnh cao huyết áp một cách hiểu quả.
Cà tím chữa cao huyết áp 1 400x272 Cà tím chữa cao huyết áp
Chữa bệnh cao huyết áp bằng cà tím
Các món ăn từ cà tím chữa cao huyết áp
Trong các loại cà, đặc biệt cà tím dài là thực phẩm có từ 2.000 năm trước Công nguyên ở nhiều vùng nhiệt đới Á Phi. Cà tím được ưa chuộng vì chứa nhiều vitamin và ít calo. Cà có thể bung, luộc, nướng, xào, nấu, trộn… chung với nhiều gia vị và thức ăn khác mà không hề bị giảm chất lượng thực phẩm.
Theo Đông y, cà tím, đã được ghi trong bản thảo cương mục và các y văn cổ, có tính năng cực hàn, thanh can, giáng hỏa, lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ huyết, hóa đàm, thanh nhiệt, giải độc.
Cà tím được dùng làm thức ăn phòng chữa bệnh nếu là quả chín tới. Để phòng chữa xuất huyết đường tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, người dân nên ăn cà tím có nhiều vitamin P, C giúp làm vững chắc thành mạch chống chảy máu nói chung.
Nếu được phối hợp với chanh, ngó sen, rau cần thì hiệu quả tăng cao, mạnh và nhanh hơn. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh có dùng cà tím:
-Cà tím xào mã đề
Cà tím 200g, mã đề 15g, hành 10g, gừng 5g, tỏi 10g, dầu mè, nước tương (xì dầu) một lượng thích hợp. Cà rửa sạch, cắt miếng, mã đề làm sạch; Hành cắt khúc, gừng cắt lát; tỏi bỏ vỏ, cắt khô.
Để chảo nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành vào phi thơm rồi cho cà, mã đề vào trộn đều, bỏ muối và một ít nước vào xào chín là được. Mỗi ngày ăn một lần, chữa bệnh cao huyết áp, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.
- Canh gà, cà tím
Gà giò 1 con, cà tím 200g, sơn tra 15g, gừng 5g, hành 10g, dầu, muối một lượng thích hợp. Gà làm sạch, bỏ nội tạng, cà tím rửa sạch, cắt miếng, gừng cắt lát; hành cắt khúc.
Để nồi nóng đổ dầu vào, cho gừng, hành vào phi thơm rồi bỏ gà vào xào sơ. Tiếp đó, đổ nước vào, bỏ cà, sơn tra, muối vào, nấu sôi bằng lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm chừng 30 phút là được. Mỗi ngày ăn một lần, dùng thay thức ăn, có tác dụng giảm mỡ, ổn định huyết áp.
- Cà tím nhồi om:
Cà tím dài 3 quả nhỏ, nhân thịt chay 300g, sốt cà chua 15ml, dầu vừng 2 thìa, gia vị. Cà thái dọc làm hai nửa, bỏ ruột, ngâm nước muối, vớt ra vắt nhẹ cho ráo. Nhồi nhân thịt chay đã trộn gia vị, rán vàng phía nhồi nhân, xếp vào xoong. Tiếp đó xào hành, bột mì và sốt cà chua để om.
Những nghiên cứu đã cho thấy, nhân sâm có tác dụng làm giảm đường huyết. Các nhà y học Nhật Bản đã khuyên bệnh nhân tiểu đường mỗi ngày sắc hoặc hãm 2,7g nhân sâm để uống. Còn theo y học cổ truyền, việc dùng vị thuốc này phải linh hoạt tùy theo thể bệnh và tình trạng của từng người.
Dùng nhân sâm chữa bệnh tiểu đường hiểu quả.
Nhân sâm chữa bệnh tiểu đường 1 400x240 Nhân sâm chữa bệnh tiểu đường
Sau đây là một số phương pháp dùng nhân sâm chữa bệnh tiểu đường theo Đông y:
- Nhân sâm 1,5g, hoài sơn 30g, đại táo 15 quả, kỷ tử 12g, thịt thỏ 120g. Thịt thỏ rửa sạch bằng nước ấm, thái miếng; các vị thuốc rửa sạch, hầm cùng thịt thỏ trong 60 phút. Bỏ bã thuốc, lấy thịt thỏ ra để ráo, phi hành tỏi rồi cho thịt vào đảo đều, sau đó đổ dịch thuốc vào đun sôi một lát, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: Kiện tỳ, ích khí, dùng cho người bị tiểu đường thể tỳ vị khí hư (miệng khát, uống nhiều, tinh thần mỏi mệt, khó thở nhẹ, ăn kém, hay đầy bụng, đại tiện lỏng nát).
- Nhân sâm 6g, mạch môn 15g, ngũ vị tử 10g. Tất cả sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày.
Công dụng: Ích khí, sinh tân, dùng cho người bị tiểu đường thể khí âm lưỡng hư (mệt mỏi như mất sức, khó thở, hồi hộp trống ngực, họng khô, miệng khát, hay vã mồ hôi, thường kèm theo bệnh hô hấp mạn tính với triệu chứng ho khan, ít hoặc không có đờm).
- Nhân sâm 1,5g, sinh thạch cao 30g, tri mẫu 10g, cam thảo sống 6g. Tất cả đem ngâm nước nửa giờ rồi sắc uống.
Công dụng: Dùng cho người bị tiểu đường thể vị nhiệt thương tân (khát nhiều, uống nhiều, đái nhiều, miệng khô, lưỡi khô, hình thể gầy gò, đại tiện táo).
- Nhân sâm, thạch xương bồ, bạch linh, bạch truật, viễn chí, địa cốt bì, ngưu tất mỗi vị 30 g. Tất cả sấy khô, tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g.
Công dụng: Ích khí, kiện tỳ, dưỡng tâm, an thần. Dùng cho người bị tiểu đường thể khí huyết lưỡng hư (hình thể hao gầy, ăn nhiều nhưng mau đói, tinh thần mỏi mệt, giấc ngủ không sâu, hay có cảm giác bồn chồn lo lắng).
- Nhân sâm, qua lâu nhân, tri mẫu, cam thảo sao, sinh địa, cát căn, bạch linh mỗi thứ 3 g, mạch môn 9 g; ngâm nước 1 giờ rồi sắc kỹ lấy nước cốt, chia uống 2 lần trong ngày.
Công dụng: Thanh vị, nhuận phế, sinh tân, ích khí; dùng cho người bị tiểu đường có biểu hiện khát nhiều, uống nhiều, hay khó thở, ngực bụng bồn chồn và nóng bức không yên.
- Nhân sâm 4,5g, thiên môn, mạch môn, thiên hoa phấn mỗi thứ 9g; hoàng cầm, tri mẫu, lá sen mỗi thứ 6 g, cam thảo sao 3g; ngâm nước nửa giờ rồi sắc uống. Hoặc: Hãm với nước sôi trong bình kín, sau 30 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Công dụng: Dưỡng âm, thanh nhiệt, ích khí, sinh tân. Dùng cho người bị tiểu đường có biểu hiện họng khô, miệng khát, uống nhiều, đái nhiều, tinh thần mỏi mệt, hay có cảm giác khó thở, đại tiện táo.
- Nhân sâm, tri mẫu, ngũ vị tử mỗi thứ 45g; thiên hoa phấn, hoàng liên mỗi thứ 125g, mạch môn 90g. Ngâm nước vo gạo nửa ngày rồi sắc kỹ 2 lần, lấy nước với nước ép sinh địa và ngó sen (mỗi thứ 30ml), sữa bò tươi, nước gừng (mỗi thứ 250 ml). Đem cô bằng lửa nhỏ, cho thêm 250 ml mật ong loại tốt, tiếp tục cô thành cao đặc, để nguội, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa khi bụng đói (uống với nước sôi để nguội).
Công dụng: Ích khí, dưỡng âm, dùng cho người bị tiểu đường có biểu hiện mau khát, mau đói, ăn nhiều nhưng hình thể hao gầy, tinh thần mỏi mệt, tay chân rã rời, ngủ kém, hay mê mộng, lưng đau, gối mỏi, di tinh, suy giảm tính dục.
Phòng bệnh ung thư với tỏi đen 1 400x240 Phòng bệnh ung thư với tỏi đen
Tỏi đen là sản phẩm được lên men từ tỏi thường trong một thời gian dài, sản phẩm có màu đen, vị ngọt, không còn mùi cay hăng của tỏi thường và có tác dụng gấp hàng chục lần tỏi thường.
Phòng bệnh ung thư với tỏi đen
Ở Việt Nam, lần đầu tiên tỏi đen được nghiên cứu quy trình lên men cũng như thành phần hóa học và tác dụng sinh học của tỏi đen được tạo ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau khi lên men hàm lượng các nhóm hoạt chất tăng rất cao, đặc biệt hàm lượng S-allyl-L-Cystein (là hoạt chất đã được chứng minh tác dụng ngăn ngừa sự phát sinh khối u) tăng 5-6 lần so với tỏi thường. Kết quả nghiên cứu về tác dụng sinh học cho thấy tỏi đen có một số tác dụng vượt trội so với tỏi thường:
- Hoạt tính quét gốc tự do rất tốt, đây nguyên nhân gây ra hàng loạt các bệnh hiểm ngèo như: ung thư, tim mạch, tiểu đường…
- Giúp bảo vệ tế bào gan do các gốc tự do sinh ra, dùng trong các trường hợp viêm gan xơ gan, gan nhiễm mỡ.
- Tăng cường khả năng miễn dịch góp phần tích cực trong việc phòng chống bệnh tật, ngăn ngừa ung thư
- Giúp bào vệ cơ quan tạo máu và cơ quan miễn dịch trước các tia xạ. Góp phần làm hạn chế các tác dụng gây hại của tia xạ với những người bị bệnh ung thư đang xạ trị.
- Có tác dụng nâng cao thể trạng, bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngủ tốt đặc biệt ở người cao tuổi.
Bệnh tiểu đường và tai biến mạch máu não 1 400x240 Bệnh tiểu đường và tai biến mạch máu não
Tăng huyết áp là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não. Tỉ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp 1,5 – 3 lần so với nhóm không bị. Đối với tiểu đường týp 1, tăng huyết áp xảy ra sau nhiều năm. Đối với bệnh nhân tiểu đường týp 2, tăng huyết áp là vấn đề thường gặp, sẽ nghiêm trọng hơn về huyết áp nếu người bệnh có biến chứng ở thận.
Tiểu đường làm cho quá trình xơ vữa động mạch diễn ra nhanh hơn ở người bình thường, do vậy hiện tượng những cục huyết khối hình thành trong lòng động mạch hay các mảng xơ vữa làm bít tắc lòng động mạch là nguyên nhân làm cho máu, oxy không đến nuôi dưỡng được vùng mạch máu đó cung cấp. Đây không chỉ là lý do dẫn đến tắc mạch máu não, phình vỡ mạch máu não mà còn gây ra đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.
Bệnh tiểu đường và tai biến mạch máu não
Hầu hết các bệnh nhân tiểu đường thường bị nhiễm mỡ máu có lượng cholesterol trong máu vượt quá mức cho phép, nhất là cholesterol có hại làm cho quá trình xơ vữa động mạch càng trở nên trầm trọng hơn, nguy cơ tai biến mạch máu não càng cao. Điều quan trọng là các yếu tố này thường xuất hiện đồng thời ở bệnh nhân tiểu đường, do vậy nguy cơ tai biến là rất có thể nếu không được kiểm soát và điều trị bệnh đúng đắn.
Xác định bệnh
Xác định bệnh tiểu đường dựa trên các yếu tố nguy cơ như thừa cân, béo phì, có cuộc sống tĩnh tại, ít vận động, hút thuốc lá, gia đình có người bị tiểu đường, phụ nữ sinh con lớn hơn 4kg là những đối tượng có nguy cơ cần phải có kiểm tra đường huyết để xác định sớm bệnh. Khi đã có những biểu hiện bệnh như sút cân nhanh chóng, khát nước nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi, rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt, chóng mặt, mất ngủ… cần phải đi khám bệnh ngay.
Xác định tai biến mạch máu não dựa trên những biểu hiện lâm sàng của bệnh và trên hình ảnh chụp CT-Scan não có tổn thương hoặc nhồi máu ổ khuyết. Cũng cần phân biệt bệnh nhân tai biến mạch máu não não do các nguyên nhân khác như u não, bệnh van tim, bệnh máu, do dùng thuốc chống đông, phẫu thuật tạo hình, dị dạng mạch máu não …
Kiểm soát bệnh tiểu đường
Tất cả các bệnh nhân tiểu đường đều phải được theo dõi chặt chẽ đường huyết, những chỉ số đông máu, chỉ số cholesterol, triglycerid, huyết áp.
Để không những chỉ số này không bị tăng vọt hay giảm quá mức người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc điều trị của bác sĩ. Nhất thiết các bệnh nhân này cần ăn nhạt, hạn chế ăn đồ ngọt, ăn ít mỡ, không dùng phủ tạng động vật, không hút thuốc lá, hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích khác như rượu bia, cà phê… Nên có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và chất xơ, đặc biệt là ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi. Bên cạnh đó cần thường xuyên tập luyện thể thao như đi bộ, kiểm soát cân nặng. Kiểm soát tăng huyết áp chống phù não có thể bằng glycerol (không được sử dụng manital), uống aspegic 50mg mỗi ngày. Tuy nhiên, sử dụng các thuốc này phải do thầy thuốc chuyên khoa chỉ định. Các trường hợp có biểu hiện tai biến mạch máu não cần phải đi cấp cứu kịp thời, hạn chế tử vong và tàn phế cho người bệnh.
Để giảm cân nhanh chóng và hiểu quả đơn giản.
Những cách giảm cân hiểu quả 1 400x240 Những cách giảm cân hiểu quả
1. Dậy sớm và tập thể dục và nghe nhạc
Bạn có biết mỗi sáng bạn chỉ cần dậy sớm hơn 30 phút, thực hiện vài bài tập thể dục đơn giản sẽ giúp cơ thể đốt cháy chất béo nhiều gấp 3 lần so với các thời điểm khác trong ngày.
Những cách giảm cân hiệu quả
Vừa tập thể dục vừa nghe vài bản nhạc yêu thích, sẽ kích thích, thúc đẩy ta thực hiện bài tập thể dục dài hơn, thực tế những người nghe nhạc khi tập thể dục trong 1 năm, sẽ giảm trọng lượng 2 lần so với người không nghe nhạc.
2.Không bỏ bữa ăn sáng
Theo nghiên cứu cho thấy, người không ăn sáng thường xuyên, dễ tích chất béo cao hơn người ăn sáng thường xuyên tới 4 lần. Điều này, có nghĩa là bữa sáng sẽ giúp ổn định quá trình trao đôi chất và lượng đường trong máu. Nếu không ăn bữa sáng, chờ đến 10 giờ sáng hoặc buổi chiều mới ăn cái gì đó thì sự trao đổi chất sẽ chậm xuống, sẽ ngừng việc đốt cháy chất béo lại.
3. Trước khi ăn nên uống nhiều nước hoặc nước ép rau
Những cách giảm cân hiệu quả
Uống một cốc nước trước khi ăn, sẽ làm giảm sự thèm ăn của bạn và tăng cảm giác no. Giảm lượng thức ăn vào cơ thể có vai trò quan trọng trong việc giảm cân và đây cũng là cách giảm cân lành mạnh và nhanh chóng. Nếu bạn cảm thấy việc uống nước lọc trước bữa ăn thật nhàm chán, thì hãy sử dụng nước rau ép, nước trái cây để thay thế. Ví dụ như nước ép cà chua, cà rốt, rau cải, nước bí,…đều là những loại nước rất ngon.
4. Tăng lượng chất xơ hàng ngày
Những cách giảm cân hiệu quả
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, liều lượng xơ giúp dễ tiêu hóa, giảm trọng lượng mà còn giúp ta giảm sự thèm ăn. Vì thế, nếu bạn định giảm cân,hãy tăng lượng chất xơ vào thực đơn hàng ngày. Chất xơ có nhiểu trong rau, củ, quả tươi,…là nguồn thực phẩm tốt nhất cho chế độ ăn kiêng giảm cân.
5. Đốt cháy chất béo bằng cách đi cầu thang
Những cách giảm cân hiệu quả
Hạn chế đi cầu thang máy, thay vào đó hãy thường xuyên đi cầu thang bộ, cách này giúp ta có được đôi chân cân đối hơn, là thói quen tốt giúp đốt cháy chất béo dư thừa, đây cũng là cách giảm cân hiệu quả.
Bệnh cao huyết áp làm giảm trí nhớ 1 400x269 Bệnh cao huyết áp làm giảm trí nhớ
Bệnh cao huyết áp là nỗi lo lắng của nhiều người, và mới đây theo nguồn tin thì bệnh cao huyết áp còn làm giảm trí nhớ.
Những người bị bệnh tim mạch hẳn là quá quen thuộc với chứng bệnh cao huyết áp, hung thủ phổ biến trong các cơn nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên kẻ giết người này còn mang đến một nguy cơ tiềm ẩn: làm tăng quá trình lão hóa não gây giảm trí nhớ.
Bệnh cao huyết áp làm giảm trí nhớ
Rất nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng tỏ chứng cao huyết áp kinh niên sẽ gây tổn thương não bộ dẫn đến chứng mất trí nhớ. Nhưng các nhà khoa học tại Pittsburgh đã tiến thêm một bước khi đưa ra dự đoán chứng cao huyết áp còn góp phần làm hệ thần kinh già đi sớm hơn 10 năm và làm giảm khả năng tập trung.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thăm dò não bộ của 59 người bình thường và 37 bệnh nhân cao huyết áp. Kết quả cho thấy lượng máu đến não bộ của những người cao huyết áp ít hơn những người bình thường vì mạch máu của họ không có độ co giãn cao như người thường. Trong khi đó, bộ não rất cần lượng oxygen và đường trong máu để thực hiện khả năng lưu trữ ngắn hạn. Vì vậy, các bệnh nhân cao huyết áp đã cho kết quả kém hơn người thường trong các cuộc kiểm tra trí lực đòi hỏi khả năng tập trung cao.

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Rau bát có khả năng chữa bệnh tiểu đường 1 400x266 Rau bát có khả năng chữa bệnh tiểu đường
Theo thống kê mới nhất, có tới 20% người ở độ tuổi trung niên bị bệnh tiểu đường. Trong Đông y có dây bát (rau bát) được cho là cách chữa bệnh tiểu đường có hiệu quả.
Chữa bệnh tiểu đường bằng dây rau bát
Rau bát có vị ngọt, tính mát.
Tác dụng: Thanh nhiệt, mát phế, thanh vị, nhuận táo, sinh tân dịch, dưỡng âm, tiêu độc. Dây bát còn gọi mãng bát, bình bát. Tên khoa học Cociniagrandis. Người bệnh tiểu đường hái lá non dây bát 100g, thịt cua 50g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn thường xuyên. Có thể dùng ngọn lá non cả hoa quả rửa sạch ăn sống hoặc xay nước uống đều được.
Nhiều người sử dụng rau bát cho biết, có thể giảm được 50% liều thuốc Tây trị đái tháo đường tuýp II nhẹ. Mặt khác, để giảm chứng đái tháo đường thì người bệnh nên có chế độ ăn uống tập luyện điều độ, tránh béo phì, tránh các bệnh mạn tính như huyết áp, tim mạch, gan nhiễm mỡ…
Nghệ là một loại dược liệu dân gian dễ tìm và dễ chế biến, nhưng không phải ai cũng biết ngoài chức năng làm gia vị trong món ăn, nghệ còn được biết đến như một loại thần dược hỗ trợ trong điều trị bệnh và làm đẹp của con người.
Củ Nghệ chữa bệnh ung thư
Nghệ vàng chữa bệnh ung thư 1 400x268 Nghệ vàng chữa bệnh ung thư
Củ nghệ được biết đến nhiều nhờ tinh chất Curcumin
Tinh nghệ (gồm curcumin và các curcuminoid) đang được nghiên cứu trong chữa bệnh ung thư. Đã có trên một nghìn công trình nghiên cứu về currcumin. Xuất phát điểm của vấn đề là nghiên cứu dịch tễ học của ung thư ở một số vùng của Ấn độ cho thấy tỷ lệ ung thư đại trực tràng ở những vùng người dân ăn nhiều cary (có chứa currcumin) có tỷ lệ rất thấp. Do đó các nhà nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu chiết xuất, tổng hợp Curcumin và nghiên cứu tác động của nó trên tế bào ung thư.
Curcumin là chất hủy diệt tế bào ung thư vào loại mạnh nhất theo cơ chế hủy diệt bước (Apoptosis) các tế bào ác tính. Chúng làm vô hiệu hóa tế bào ung thư và ngăn chặn không cho hình thành các tế bào ung thư mới mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào lành tính bên cạnh. Đây là ưu điểm nổi bật không như một số loại thuốc khác diệt tế bào ác tính cũng diệt luôn cả tế bào lành tính làm cho cơ thể suy kiệt, chán ăn, rụng tóc, buồn nôn. Thậm chí nhiều bệnh nhân tử vong trước khi bệnh tiến triển tốt. Curcumin được coi là chất tiêu biểu nhất cho thế hệ mới các chất chống ung thư vừa rất hiệu lực vừa an toàn và không gây tác dụng phụ.Curcumin có khả năng mạnh mẽ loại bỏ gốc tự do và các loại men gây ung thư có trong thức ăn, nước uống sử dụng hàng ngày cũng như do các loại khác gây nên. Bởi thế curcumin giúp cơ thể vừa phòng ngừa vừa chống ung thư một cách tích cực chứ không phải chỉ dùng khi chữa bệnh. Curcumin rất cần cho người cao tuổi và người có thể trạng kém.
Hoạt chất curcumin trong củ nghệ tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư da và kiềm chế quá trình di căn của ung thư là kết quả nghiên cứu của trường đại học Texas M.D, Hoa Kỳ. Trung tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu trên chuột được tiến hành tại trường đại học Texas M.D còn chỉ ra rằng hoạt chất curcumin còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển ung thư da.
Các nghiên cứu do giáo sư Yosef Shaul Viện Weizmann tại Izrael cho thấy, khi nồng độ của protein p53 gia tăng, thì các tế bào ung thư hay những tế bào bị tổn thương mất khả năng tự phân chia hoặc bị tự phân hủy. Nhóm các nhà khoa học do giáo sư Dhaul chỉ đạo cũng khám phá ra rằng, hoạt chất curcumin có tác dụng làm gia tăng protein p53. Một nghiên cứu của Tiến sĩ Bharat Aggarwal cùng các cộng sự thuộc University of California đã sẵn sàng tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân Alzheimer và cũng sẵn sàng bào chế loại thuốc rẻ tiền có thành phần curcumin trộn với dầu ăn (làm dễ dàng chuyển hóa curcumin trong cơ thể) dành cho những người giầu có và nghèo túng bị bệnh, những người muốn phòng ngừa căn bệnh này một cách hữu hiệu trong thế giới đang bị “lão hóa”. Sau khi thử nghiệm, những người có sử dụng tinh chất Curcumin thường xuyên có sức khỏe tốt hơn, các tế bào ung thư bị ức chế, không phát triển và có dấu hiệu hồi phục rất tốt.
Ngoài tinh chất Curcumin trên 90% còn được kết hợp với tinh chất Bioperine tạo nên viên nang Biocurmin, để tăng cường khả năng hấp thu tinh chất Curcumin qua ruột, bảo vệ sức khỏe tim mạch, thần kinh, giảm cholesterol máu, tăng sức đề kháng của cơ thể, giải độc và bảo vệ tế bào gan, chống viêm, thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào giúp điều trị các bệnh viêm loét dạ dày, tiêu hoá, viêm gan, nhiễm trùng ngoài da, giúp mau lành vết thương, loại bỏ trứng cá, giảm rụng tóc, nấm.

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Khoai lang là một món ăn ngon bổ dưỡng không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Và mới đây, theo một số chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ, ăn khoai lang còn giúp các chị em giảm cân nhanh và hiệu quả, lấy lại vóc dáng ngày nào.
giam can nhanh va hieu qua voi khoai lang 1 400x228 Giảm cân nhanh và hiểu quả với Khoai Lang
Giảm cân nhanh và hiệu quả với khoai lang
Khoai lang là lựa chọn tuyệt vời nếu muốn giảm cân.
Ít carbohydrate
Khoai lang có hàm lượng carbohydrate thấp hơn khoai tây. Một củ khoai tây bình thường chứa 26 g carbohydrate, trong khi một củ khoai lang cùng cỡ chứa 23 g carbohydrate.
Hàm lượng chất xơ cao
Khoai lang chứa lượng chất xơ cao khoảng gấp đôi so với các loại khoai khác nên rất hữu hiệu trong việc giảm cân, chống táo bón.
Vitamin và kali
Khoai lang là một nguồn phong phú vitamin A, kali và vitamin C, B6, riboflavin, chất đồng, a xít pantothetic và a xít folic. Một củ khoai lang vừa chứa lượng kali nhiều hơn 28% so với một trái chuối.
Nước
Lượng nước cao trong khoai lang giúp giảm cân rất tốt. Giống như chất xơ, nước chiếm phần lớn trong dạ dày. Vì vậy, ăn các loại thực phẩm chứa nhiều nước giúp ta cảm thấy no và ngăn ngừa ăn quá nhiều cũng như ăn vặt giữa các bữa ăn.
Bảo quản
Nên chọn những củ khoai lang không bị nứt hoặc giập. Cất giữ chúng ở những nơi mát, tối, thông thoáng. Bằng cách này, có thể giữ được trong khoảng hai tuần. Sau khi nấu chín, khoai lang có thể được lưu trữ trong tủ lạnh khoảng một tuần.

Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Viêm gan thuộc phạm vi các chứng hoàng đản của y học cổ truyền, chủ yếu là chỉ bệnh viêm gan, xơ gan hay viêm túi mật. Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng hay mệt mỏi, chán ăn, giảm cân, đau hạ sườn phải, sốt nhẹ, nước tiểu vàng sẫm, có kèm theo vàng da, vàng mắt. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan
. tra-cho-nguoi-bi-viem-gan-1
Viêm gan thuộc phạm vi các chứng hoàng đản của y học cổ truyền, chủ yếu là chỉ bệnh viêm gan, xơ gan hay viêm túi mật. Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng hay mệt mỏi, chán ăn, giảm cân, đau hạ sườn phải, sốt nhẹ, nước tiểu vàng sẫm, có kèm theo vàng da, vàng mắt. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan. Nguyên nhân là do cơ thể suy nhược, ăn uống không hợp lý, tình chí không thoải mái, can không được sơ tiết thường làm tổn thương tỳ vị. Tỳ vị hư nhược, hàn thấp hoặc thấp nhiệt uất kết ở trung tiêu lại gặp phải thời khí ôn dịch dễ dẫn đến viêm gan. Để điều trị căn bệnh này, Đông y có nhiều cách chữa hiệu quả. Sau đây xin giới thiệu một số bài trà dược tốt cho người viêm gan, giúp tăng cường chức năng gan.
Bài 1: Phèn đen 120g, chè 120g, táo tàu vừa đủ. Phèn đen và chè tán bột mịn, trộn đều với táo, giã nát, làm viên 3g. Mỗi lần uống 1 viên, ngày 3 lần, uống với nước chè. Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp, trừ hoàng đản.
Bài 2: Nhân trần 30g, đường cát trắng vừa đủ. Nhân trần nấu nước, lọc bã pha đường, cho vào phích uống trong ngày. Ngày 1 thang. Nhân trần là vị thuốc hàng đầu thanh nhiệt lợi thấp thoái hoàng, là thứ thuốc hay để trị viêm gan hoàng đản.
Bài 3: Xa tiền tử 300g, nhân trần 150g, lá liễu tươi 500g. Cho cả 3 thứ vào nấu nước uống. 2 ngày uống 1 thang, liên tục 15 ngày. Công dụng: thanh nhiệt, lợi đởm thoái hoàng. Chữa viêm gan hoàng đản cấp.
Bài 4: Uất kim (tẩm dấm) 10g, cam thảo sao 5g, chè 2g, mật ong 25g. Cho cả 4 thứ vào nồi, đổ 1.000ml nước đun sôi 10 phút, lọc lấy nước uống. Ngày uống 1 thang. Công dụng: thư can giải uất, lợi thấp. Chữa viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ…
Bài 5: Quả mận tươi 100 – 150g, chè 2g, mật ong 25g. Bổ đôi quả mận cho vào nồi, đổ khoảng 350ml nước, đun sôi 3 phút. Cho chè và mật ong vào đun sôi lại thì bắc ra lọc lấy nước uống. Ngày 1 thang, chia 3 lần uống. Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp, nhu can tán kết. Chữa xơ gan, thủy thũng…
Bài 6: Cỏ lưỡi rắn 25g (tươi càng tốt), cam thảo 10g, chè 3g. Cho cỏ lưỡi rắn và cam thảo vào nồi, đổ ngập nước đun nhỏ lửa còn lại khoảng 400ml, lọc bỏ bã, đun sôi lại rồi bỏ chè vào pha. Ngày 1 thang, uống nóng lúc nào cũng được. Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp, tán kết giải độc. Chữa viêm gan xơ gan, ung thư gan.
Lưu ý: Thời gian pha hoặc nấu trà không nên lâu quá, với cách pha thì dùng nước thật sôi, hãm 10 – 15 phút. Uống trà lúc đang nóng thì tốt, không nên để trà qua đêm. Các dược liệu phải chọn loại có chất lượng, tránh mốc.