Viêm gan thuộc phạm vi các chứng hoàng đản của y học cổ truyền, chủ yếu là chỉ bệnh viêm gan, xơ gan hay viêm túi mật. Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng hay mệt mỏi, chán ăn, giảm cân, đau hạ sườn phải, sốt nhẹ, nước tiểu vàng sẫm, có kèm theo vàng da, vàng mắt. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan
.
.
Viêm gan thuộc phạm vi các chứng hoàng đản của y học cổ truyền, chủ yếu là chỉ bệnh viêm gan, xơ gan hay viêm túi mật. Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng hay mệt mỏi, chán ăn, giảm cân, đau hạ sườn phải, sốt nhẹ, nước tiểu vàng sẫm, có kèm theo vàng da, vàng mắt. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan. Nguyên nhân là do cơ thể suy nhược, ăn uống không hợp lý, tình chí không thoải mái, can không được sơ tiết thường làm tổn thương tỳ vị. Tỳ vị hư nhược, hàn thấp hoặc thấp nhiệt uất kết ở trung tiêu lại gặp phải thời khí ôn dịch dễ dẫn đến viêm gan. Để điều trị căn bệnh này, Đông y có nhiều cách chữa hiệu quả. Sau đây xin giới thiệu một số bài trà dược tốt cho người viêm gan, giúp tăng cường chức năng gan.
Bài 1: Phèn đen 120g, chè 120g, táo tàu vừa đủ. Phèn đen và chè tán bột mịn, trộn đều với táo, giã nát, làm viên 3g. Mỗi lần uống 1 viên, ngày 3 lần, uống với nước chè. Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp, trừ hoàng đản.
Bài 2: Nhân trần 30g, đường cát trắng vừa đủ. Nhân trần nấu nước, lọc bã pha đường, cho vào phích uống trong ngày. Ngày 1 thang. Nhân trần là vị thuốc hàng đầu thanh nhiệt lợi thấp thoái hoàng, là thứ thuốc hay để trị viêm gan hoàng đản.
Bài 3: Xa tiền tử 300g, nhân trần 150g, lá liễu tươi 500g. Cho cả 3 thứ vào nấu nước uống. 2 ngày uống 1 thang, liên tục 15 ngày. Công dụng: thanh nhiệt, lợi đởm thoái hoàng. Chữa viêm gan hoàng đản cấp.
Bài 4: Uất kim (tẩm dấm) 10g, cam thảo sao 5g, chè 2g, mật ong 25g. Cho cả 4 thứ vào nồi, đổ 1.000ml nước đun sôi 10 phút, lọc lấy nước uống. Ngày uống 1 thang. Công dụng: thư can giải uất, lợi thấp. Chữa viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ…
Bài 5: Quả mận tươi 100 – 150g, chè 2g, mật ong 25g. Bổ đôi quả mận cho vào nồi, đổ khoảng 350ml nước, đun sôi 3 phút. Cho chè và mật ong vào đun sôi lại thì bắc ra lọc lấy nước uống. Ngày 1 thang, chia 3 lần uống. Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp, nhu can tán kết. Chữa xơ gan, thủy thũng…
Bài 6: Cỏ lưỡi rắn 25g (tươi càng tốt), cam thảo 10g, chè 3g. Cho cỏ lưỡi rắn và cam thảo vào nồi, đổ ngập nước đun nhỏ lửa còn lại khoảng 400ml, lọc bỏ bã, đun sôi lại rồi bỏ chè vào pha. Ngày 1 thang, uống nóng lúc nào cũng được. Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp, tán kết giải độc. Chữa viêm gan xơ gan, ung thư gan.
Lưu ý: Thời gian pha hoặc nấu trà không nên lâu quá, với cách pha thì dùng nước thật sôi, hãm 10 – 15 phút. Uống trà lúc đang nóng thì tốt, không nên để trà qua đêm. Các dược liệu phải chọn loại có chất lượng, tránh mốc.
Bài 2: Nhân trần 30g, đường cát trắng vừa đủ. Nhân trần nấu nước, lọc bã pha đường, cho vào phích uống trong ngày. Ngày 1 thang. Nhân trần là vị thuốc hàng đầu thanh nhiệt lợi thấp thoái hoàng, là thứ thuốc hay để trị viêm gan hoàng đản.
Bài 3: Xa tiền tử 300g, nhân trần 150g, lá liễu tươi 500g. Cho cả 3 thứ vào nấu nước uống. 2 ngày uống 1 thang, liên tục 15 ngày. Công dụng: thanh nhiệt, lợi đởm thoái hoàng. Chữa viêm gan hoàng đản cấp.
Bài 4: Uất kim (tẩm dấm) 10g, cam thảo sao 5g, chè 2g, mật ong 25g. Cho cả 4 thứ vào nồi, đổ 1.000ml nước đun sôi 10 phút, lọc lấy nước uống. Ngày uống 1 thang. Công dụng: thư can giải uất, lợi thấp. Chữa viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ…
Bài 5: Quả mận tươi 100 – 150g, chè 2g, mật ong 25g. Bổ đôi quả mận cho vào nồi, đổ khoảng 350ml nước, đun sôi 3 phút. Cho chè và mật ong vào đun sôi lại thì bắc ra lọc lấy nước uống. Ngày 1 thang, chia 3 lần uống. Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp, nhu can tán kết. Chữa xơ gan, thủy thũng…
Bài 6: Cỏ lưỡi rắn 25g (tươi càng tốt), cam thảo 10g, chè 3g. Cho cỏ lưỡi rắn và cam thảo vào nồi, đổ ngập nước đun nhỏ lửa còn lại khoảng 400ml, lọc bỏ bã, đun sôi lại rồi bỏ chè vào pha. Ngày 1 thang, uống nóng lúc nào cũng được. Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp, tán kết giải độc. Chữa viêm gan xơ gan, ung thư gan.
Lưu ý: Thời gian pha hoặc nấu trà không nên lâu quá, với cách pha thì dùng nước thật sôi, hãm 10 – 15 phút. Uống trà lúc đang nóng thì tốt, không nên để trà qua đêm. Các dược liệu phải chọn loại có chất lượng, tránh mốc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét